THÀNH TÍCH LÝ TIỂU LONG
Diễn đàn Nghiên cứu - Ứng dụng Võ thuật Việt Nam

Viện Nghiên cứu-Ứng dụng và Phát triển Võ thuật Sơn Long Đường

Latest topics

» Những cây đại thụ đất võ Tây Sơn
by dotrongluong Tue Oct 11, 2016 10:06 am

» TÌM HIỂU THƠ ĐƯỜNG
by longquyen Mon Sep 26, 2016 12:57 pm

» THƠ ĐƯỜNG VÀ SỰ HƯNG THỊNH CỦA NÓ
by longquyen Thu Sep 22, 2016 12:45 pm

» Luyện Thái Cực Quyền để có thể phòng trị bệnh tật lâu dài
by dotrongluong Thu Sep 22, 2016 9:31 am

» Tập thơ nửa tỷ đồng, thi phẩm hay “thảm họa”?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:49 pm

» Kể từ giờ...
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:05 pm

» NÀNG THƠ TRUNG TRINH
by Hoàng Huy Wed Sep 21, 2016 9:29 am

» Dung Hà: hình xăm bông hồng rỉ máu “ma ám”
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:34 am

» Các mỹ nhân xăm trổ cực sexy
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:31 am

» Brad Pitt và Angelina Jolie ly hôn - cái kết của kẻ "cướp" chồng?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:16 am

» Cảm nhận về võ đức
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:55 pm

» Đại dũng là đức tính cao quý của người dụng võ.
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:53 pm


    THÀNH TÍCH LÝ TIỂU LONG

    kinh
    kinh
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 30
    Join date : 11/07/2013

    THÀNH TÍCH LÝ TIỂU LONG  Empty THÀNH TÍCH LÝ TIỂU LONG

    Bài gửi by kinh Sun Jul 21, 2013 3:49 pm

    THÀNH TÍCH LÝ TIỂU LONG

    Thành tích chây lười, hiếu chiến  
    Lý Tiểu Long tên thật là Lý Chấn Phiên, sinh vào đúng giờ rồng năm Canh Thìn, tức ngày 27-11-1940. Cõ lẽ do cầm tinh con rồng, loài vật quyền uy nhất trong 12 con giáp nên Lý nổi tiếng là người rắn rỏi, bạo liệt. Cuộc đời anh từ khi chào đời cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay gần như không một phút ngơi nghỉ. Ba mẹ Lý là người Trung Hoa nhưng một buổi sáng đẹp trời, cậu bé Lý đã cất tiếng chào đời ở thành phố San Francisco bang California (Mỹ). Điều đó đồng nghĩa, Lý bỗng nhiên trở thành một công dân Mỹ thực thụ. Anh có 3 quê hương, San Francisco là nơi anh sinh ra, Hồng Kông là nơi tuổi thơ anh lớn lên, nhưng Seattle (tiểu bang Washington) mới là nơi anh làm nên nghiệp lớn. Chính tại nơi đây, lần đầu anh biểu diễn kungfu, mở võ đường và bén duyên với “nữ thần điện ảnh” Linda - người vợ đằm thắm thủy chung của anh sau này.
    Lý Tiểu Long là con trai thứ ba của Lý Hải Tuyền và Hà Ái Du. Cha anh từng được tôn vinh là ngôi sao của Nhà hát kịch Quảng Đông, lưu diễn tận Mỹ. Lúc mới sinh, Lý hay đau ốm, bệnh tật nên phải thường xuyên cậy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ. Trước khi rời Bệnh viện Jackson, Lý được một y tá đặt cho cái tên tiếng Anh là Bruce Lee. Vài tháng sau, gia đình Lý rời Mỹ về Hồng Kông, sống trong căn hộ chật hẹp số 218 đường Nathan, khu Kowloon. Không bao lâu, Hồng Kông bị quân Nhật chiếm đóng. Tuổi thơ của Lý vẫn còn in đậm ký ức những lần trèo lên mái nhà đứng nhìn máy bay Nhật vần vũ bầu trời, oanh tạc quê hương. Có lẽ vì thế, những bộ phim Lý tham gia sau này thường tôn vinh niềìm kiêu hãnh giống nòi, lòng căm ghét quân Nhật xâm lược. Nhiều cảnh trong phim, một mình Lý Tiểu Long hiên ngang múa côn nhị khúc, kiêu bạt, đánh hàng trăm võ sĩ Nhật nhục nhã ê chề chẳng khác gì “mãnh hổ địch quần hồ”... Hai tuổi, Lý được cha cho xuất hiện trong những vở kịch mà ông tham gia diễn ở Hồng Kông. Và anh đã sớm bộc lộ tài năng thiên phú trong diễn xuất. Sau khi rời trường tiểu học, Lý tiếp tục theo học trung học tại La Salle, một trường dòng Thiên Chúa giáo chỉ dạy tiếng Anh. Lý bị đuổi khỏi trường La Salle vì chây lười, hiếu chiến. Ông Hải Tuyền buộc lòng phải xin cho con trai vào trường dòng khác ở Hồng Kông là St Francis Xavier. Nhưng tình hình cũng chẳng cải thiện hơn khi cậu con trai vẫn “chứng nào tật ấy”.Thành tích tuổi thơ của Lý sau này được anh kể lại là những tháng ngày lêu lổng, trốn học, quậy phá, đánh lộn giữa phố... Lý bắt đầu thích giải quyết mọi chuyện bằng nắm đấm. Sau một lần bị đánh bại trên phố, Lý nuôi chí học võ trả thù.

    Kỳ tài gặp đất dụng võ
    Sau cùng, được sự hậu thuẫn của cha, Lý Tiểu Long theo học môn võ Vịnh Xuân Quyền vốn uy chấn giang hồ thời đó. Từng tiếp xúc với võ thuật từ nhỏ qua những đường Thái Cực Quyền do cha truyền dạy nên Lý lĩnh hội rất nhanh. Chẳng mấy chốc, cậu bé yếu ớt hồi nhỏ đã nổi tiếng gần xa nhờ tài năng võ thuật của mình. Đây cũng là thời gian anh ghi danh học khiêu vũ. Năm 18 tuổi, anh đoạt giải quán quân chachacha ở Hồng Kông, rồi đánh bại người 3 năm liền vô địch quyền anh Hồng Kông là David Kefield.
    Người thầy đầu tiên Lý Tiểu Long theo học là “Nhất đại tông sư Diệp Vấn”, trưởng môn phái Vịnh Xuân Quyền. Diệp Vấn vốn là một cao thủ đương thời, phong thái ung dung, đĩnh đạc; bộ pháp như bay, “thân nhẹ như yến”; hai mắt to tròn, rất sáng như nhìn thấu ruột gan người. Lý là người có năng khiếu võ thuật lại siêng năng tập luyện nên tiến bộ nhanh ngoài sức tưởng tượng của thầy. Danh sư Diệp Vấn từng kể lại, Lý rất ma đạo, cứ đến giờ học là đứng chặn bạn cùng lớp ở cửa báo hôm nay thầy nghỉ để được học một mình. Chỉ vài ngày, Lý đã thông thạo 36 thế võ, khoảng thời gian mà bạn bè cùng lứa phải mất nhiều tháng.
    Từ thầy Diệp Vấn, Lý được học về võ thuật, cách chịu đựng chờ thời cơ. Lý dần thấu hiểu rằng võ thuật không chỉ mang đến cho anh sức tự vệ mà còn rèn luyện tính nhẫn nhịn. Nhưng rồi Lý dường như quên bẵng mọi thứ khi đối đầu với những băng nhóm đường phố Hồng Kông, đến nỗi nhiều lần bị cảnh sát quản thúc. Sau đó Lý bị Diệp Vấn đuổi khỏi võ đường . Cha của anh lo rằng, với tính khí hung hãn và những ân oán giang hồ nên Lý khó mà lập thân ở đất Hồng Kông nên quyết định đưa anh sang Mỹ. Được biết, sau này khi thành danh, Lý Tiểu Long có về thăm sư phụ Diệp Vấn, mong muốn được học hết tuyệt kỹ “Mộc nhân trang” (tức Đả mộc nhân). Lý Tiểu Long đề nghị dùng giá trị của một tòa lầu lớn để đổi lấy toàn bộ hình ảnh Đả mộc nhân do Diệp sư phụ thị phạm và Lý quay phim đem về Mỹ tự luyện. Nhiều đệ tử cho rằng đó là “giá hời”, nhưng Diệp Vấn cự tuyệt, nói rằng chỉ cần người cầu học có lòng thì ông đem hết sức ra để truyền thụ, tuyệt đối không sử dụng công phu làm thương phẩm.
    Lý Tiểu Long sang Mỹ khi vừa tròn 19 tuổi. Anh vừa làm bồi bàn trong nhà hàng bạn của cha, vừa theo học tại trường Edison ở Seattle, Đại học Washington, sau đó Lý bị đuổi học vì học lực yếu và hạnh kiểm xấu. Tuy nhiên, Lý rất năng động đã phát triển “nghề tay trái” bằng cách mở thêm lớp dạy kungfu ở đây. Trong thời gian này, Lý Tiểu Long đã sáng chế ra Triệt Quyền Đạo, môn võ hội tụ đủ các thế đánh anh từng được lĩnh hội. Lý nhận định: “Võ thuật Trung Hoa chỉ đẹp mắt nhưng kém hiệu quả”. Anh muốn tạo ra một phái võ mới hội đủ các yếu tố: Vừa công thủ chắc vừa ra đòn nhanh, gọn, hiệu quả. Nhưng Triệt Quyền Đạo cũng không lạ lùng gì nó thi đấu tựa như một kiếm sĩ phương Tây, di chuyển liên tục rồi bất ngờ ra đòn nhanh như chớp.
    Theo lời kể của người nhà Lý Tiểu Long, mở đầu nghiệp võ chói lọi của anh là trận đụng độ với nhóm anh chị đồi Capitol. Tên đầu sỏ vai u thịt bắp sau khi bị anh riềng cho một trận ra trò, đã cùng bọn đàn em cúi đầu bái anh làm sư phụ. Từ một võ sinh “hạng xoàng” chân ướt chân ráo sang Mỹ, Lý nhanh chóng trở thành võ sư kungfu lừng danh. Cũng trong thời gian này, Lý gặp một người bạn da đen là cao thủ Không Thủ Đạo và học Karate từ anh này. Sau đó, Lý “lấn sân” sang “nghệ thuật thứ bảy” và giành được thành công vang dội. Chính võ thuật là bàn đạp giúp anh đến với điện ảnh, mà đỉnh cao là bộ phim “Đường Sơn Đại Huynh” – phá vỡ mọi kỷ lục trước đó. Tiếp theo là “Tinh Võ Môn”, “Mãnh Long Quá Giang”, “Long Tranh Hổ Đấu”, “Tử Vong Du Hí” (dở giang), phim sau lại tiếp tục phá vỡ kỷ lục phim trước. Anh trở thành ngôi sao vĩ đại trên đỉnh cao chót vót của sự nghiệp điện ảnh.

    Và cái chết đầy bí ẩn
    Khi đang ở đỉnh cao của danh vọng, tai họa đã ập đến với Lý. Sau khi uống thuốc cảm nhẹ, Lý đã vĩnh viễn chìm sâu vào giấc ngủ ngàn thu mà không bao giờ tỉnh lại. Việc Lý Tiểu Long mang trong mình tuyệt kỹ công phu bỗng lăn đùng ra chết khiến cả Hồng Kông choáng váng. Người ta nhao nhao truy tìm nguyên nhân cái chết của anh. Người thì nói do gây thù kết oán với băng nhóm mafia nên anh bị Hội Tam Hoàng thanh toán. Người khác lại bán tín bán nghi do thành công của anh với hãng phim Gia Hòa đe dọa sự tồn tại của hãng phim Shaw Brothers nên bị hãng này thuê sát thủ ra tay. Người khác lại đoán già đoán non anh bị đạo diễn La Duy thuê người ám hại bởi mười ngày trước anh giữa hai người đã xảy ra tranh cãi dữ dội võ sư Lý Tiểu Long xách dao rượt ông (một người không biết đánh võ). Có người khác lại đồn đoán, trong một cuộc tỉ thí ba tháng trước đó, anh bị một nhà sư chùa Thiếu Lâm điểm huyệt. Thậm chí, không ít người còn khăng khăng khẳng định, do Lý mua ngôi nhà ở Hồng Kông, chạm phải lời nguyền của dòng họ sở hữu cũ mới dẫn đến cái chết của anh và sau đó là con trai Lý Quốc Hào… Và một trong số đó là tin đồn (khiến cả khán giả Sài Gòn lúc đó cũng bán tín bán nghi) Lý Tiểu Long chết do bị chứng “thượng mã phong” khi đang quan hệ tình dục với người tình - diễn viên Đinh Phối tại nhà riêng. Tuy nhiên các bác sĩ, với những công nghệ y học hiện đại, vẫn phải đầu hàng. Họ chỉ có thể giải thích nguyên nhân cái chết là “không rõ nguyên nhân”. Sau cái chết của “thần tượng”, khoảng 25.000 người đã đến dự tang lễ Lý Tiểu Long tại Hồng Kông vào ngày 2-7-1973. Anh được liệm cùng bộ trang phục ưa thích trong phim “Long tranh hổ đấu”. Sau đó, thi thể Lý được đưa lên máy bay về Seattle, bang Washington (Mỹ). Một lễ tang thứ hai được cử hành tại đây với sự có mặt của những người bạn, học trò, những ngôi sao Hollywood như Steve McQueen, James Coburn, Danny Inosanto, Taky Kimura, Peter Chin, Chuck Norris… Lý được an táng tại nghĩa trang Lake View, nơi anh không thể ngờ đúng 20 năm sau, con trai duy nhất của anh nằm ngay bên cạnh. Đó là diễn viên Lý Quốc Hào, cũng bị bắn đạn thật đột tử như cha khi đang đóng phim The Crow (Con quạ).Cho đến nay vẫn chưa ai biết đích xác nguyên nhân cái chết của Lý Tiểu Long. Nhưng nếu căn cứ vào cái chết của con trai anh 20 năm sau, người ta e rằng anh đã bị đầu độc. Còn theo các bác sĩ, có lẽ anh chết vì bị tẩu hỏa nhập ma. Suy cho cùng, chỉ có anh mới biết được đích xác nguyên nhân. Nhưng anh đã vĩnh viễn nằm sâu dưới nấm mồ và câu hỏi đó không bao giờ có câu trả lời thỏa đáng…

    Sư phụ từng tiên đoán Lý mệnh yểu
    Lý Tiểu Long qua đời ở độ tuổi trẻ trung sung mãn nhất khiến cho các nhà tướng số tha hồ “bình loạn”. Người thì nói Lý Tiểu Long “nhân trung quá ngắn”, kẻ thì nói “đầu mày bị gãy”… Lúc Lý còn sống thì chẳng ai dám nói như vậy. Nhưng có một người đã nói rằng Lý Tiểu Long là “loại yểu mệnh” ngay vào lúc sự nghiệp của Lý đang rực rỡ. Nguyên hai chân của Lý Tiểu Long có tật bẩm sinh, đi lại có chút lắc lư, khập khiễng. Người bình thường thì không thấy được điều ấy, nhưng Diệp Vấn vừa trông đã thấy ngay, cười nói với Lý Tiểu Long rằng: “Đi mà gót chân không chạm đất, đó chính là tướng đoản mệnh”, không ngờ đó là lời tiên tri.

    Lời kết
    Tuy nhiên, các nhà tướng số tiên tri bậc đại sư ở Trung Hoa kể cả võ sư Diệp Vấn đoán cũng chưa chính xác, có lẽ chính xác nhất là Lý chưa tìm lại giá trị của chính mình để diệt bỏ tự ngã. Lý thất bại ở chỗ học để võ nuôi ý chí trả thù và để làm nghề võ “nhất nghệ tinh nhất thân vinh” chứ chưa hiểu biết gì về Võ Đạo. Lý thiếu hành võ để hoàn thiện nhân cách. Và Lý cũng chưa hiểu luật đời nhân quả không nên tạo nghiệp: “Giúp người nấu cơm thì được ăn, giúp người đánh nhau thì chảy máu”. Nhận thức của Lý còn non kém vì ít học, lêu lổng, đánh lộn giữa phố thích làm đại ca, ngông cuồng, khoe khoang, chuộng hư vinh, thích bạo lực… Đúng ra người có tố chất tiên thiên võ thuật, thể hình đạt chuẩn tỉ lệ vàng như Lý rất hiếm muộn, nếu Lý có đức, có trí sẽ qua một thời gian dài kiên trì tu tính, luyện tâm để bớt tham dục. Vì tham dục nó sẽ dẫn tới sân, si khổ ải không lối thoát, mà cái gốc của sự khổ ải trên trần thế chính là cái Tâm của con người. Nhưng Lý đã muộn!!!
     
    HOÀNG HÙNG (st)

      Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 8:13 pm
       

      Cơ quan chủ quản: Cty TNHH Thể dục Thể thao VÕ THUẬT
      ® Không sao chép thông tin từ Forum này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Quản trị Diễn đàn Sơn Long Đường
      © 2016sonlongduong. All Rights Reserved
      Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
      ===

      Đặt quảng cáo của bạn ở đây
      Liên hệ: E-Mail: trungtamthienuy@gmail.com
      Điện thoại:
      Giá thoả thuận
      Kích thước thỏa thuận