Taekwondo Việt Nam trên đấu trường Á Châu
Diễn đàn Nghiên cứu - Ứng dụng Võ thuật Việt Nam

Viện Nghiên cứu-Ứng dụng và Phát triển Võ thuật Sơn Long Đường

Latest topics

» Những cây đại thụ đất võ Tây Sơn
by dotrongluong Tue Oct 11, 2016 10:06 am

» TÌM HIỂU THƠ ĐƯỜNG
by longquyen Mon Sep 26, 2016 12:57 pm

» THƠ ĐƯỜNG VÀ SỰ HƯNG THỊNH CỦA NÓ
by longquyen Thu Sep 22, 2016 12:45 pm

» Luyện Thái Cực Quyền để có thể phòng trị bệnh tật lâu dài
by dotrongluong Thu Sep 22, 2016 9:31 am

» Tập thơ nửa tỷ đồng, thi phẩm hay “thảm họa”?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:49 pm

» Kể từ giờ...
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:05 pm

» NÀNG THƠ TRUNG TRINH
by Hoàng Huy Wed Sep 21, 2016 9:29 am

» Dung Hà: hình xăm bông hồng rỉ máu “ma ám”
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:34 am

» Các mỹ nhân xăm trổ cực sexy
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:31 am

» Brad Pitt và Angelina Jolie ly hôn - cái kết của kẻ "cướp" chồng?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:16 am

» Cảm nhận về võ đức
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:55 pm

» Đại dũng là đức tính cao quý của người dụng võ.
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:53 pm


    Taekwondo Việt Nam trên đấu trường Á Châu

    suzucho karate
    suzucho karate
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 12
    Join date : 12/09/2013

     Taekwondo Việt Nam trên đấu trường Á Châu  Empty Taekwondo Việt Nam trên đấu trường Á Châu

    Bài gửi by suzucho karate Thu Sep 12, 2013 11:13 pm

    Tháng 3 năm 1971…



    Đoàn chúng tôi gồm 10 người: 5 đấu thủ chính thức, 1 dự bị, 2 săn sóc viên, 1 phát ngôn viên và 1 trưởng đoàn. Hơn một tháng trước đó, tôi may mắn được tuyển chọn trong thành phần đội tuyển quốc gia (miền nam Việt Nam), tham gia giải vô địch Thái Cực Đạo Á Châu lần thứ 2 tổ chức tại Kuala- Lumpur (Malaysia). Vào thời điểm đó, môn TCĐ mới chỉ phổ biến rộng rãi được hơn 8 năm. Những người xuất thân từ khoá 1, 2, 3 đã trở thành giám đốc các võ đường như Đặng Huy Đức, Đặng Thông Phong, Nguyễn Bình (đã đi nước ngoài), Nguyễn Long Vân, Nguyễn Mười Nho, Khúc Văn Bón, Phạm Quang Thông (hiện đang tham gia hoạt động võ thuật tại Tp. Hồ Chí Minh)… Lúc đó huyền đai đệ tứ đẳng đã là cấp cao nhất, chưa có đệ ngũ đẳng.
    Do ít người, truởng đoàn đã quyết định chúng tôi tập trung cho giải toàn đội. Chương trình thi đấu gồm 3 phần: bài quyền, công phá và song đấu tự do. Trong giải toàn đội, mỗi đội đưa ra 5 đối thủ. Đội nào thắng nhiều trận hơn sẽ được vào vòng trong. Các đội sẽ lần lượt gặp nhau để chọn ra 4 dội thi đấu chéo trong vòng chung kết.
    Ngày thứ 2 của giải, chúng tôi lần lượt thắng Brunei, Đài Loan. Ngày thứ ba, chúng tôi loại đội chủ nhà Malaysia ra khỏi giải toàn đội. Tinh thần anh em như đang bốc lửa. Đến khi thi bài quyền, chúng tôi đành “ôm hận”, chỉ còn hy vọng vào một giải khuyến khích. Trong khi đó, Đài Loan đoạt giải nhất thật xứng đáng. Các bài quyền trung đẳng được họ diễn tả cả “hình” lẫn “ý” và “thần” vô cùng xuất sắc.
    Đến khi công phá, chúng tôi mới thật sự biết thế nào là khó khăn vượt bậc trong một giải quốc tế. Ván dày đến 4 cm, ghép 2 miếng một lúc. Gạch cũng dày đến 7 cm, nung bằng điện chứ không phải bằng lò than như đã quen công phá trong nước. Ngói chỉ có 8 đến 10 miếng, nhưng là loại ngói dợn sóng chữ nhật, chỉ nhìn thôi mà cũng đã thấy… thốn tay, kình lực tới đâu phá vỡ đến đó chứ không chấn động do va vào nhau. Gần như anh em nào cũng bị xây xát tay và chân hoặc bong gân. Nhờ vào ý chí mãnh liệt, chúng tôi đoạt huy chương bạc. Đổi lại, anh Kim Phúc Nam phải quấn băng cả hai cùi chỏ, anh Nguyễn Hữu Phần không thể nắm chặt hai tay vào được. Còn tôi, hai bàn chân phải bó bằng thun trắng muốt.
    Ngày thứ tư của giải, chúng tôi gặp đội Philippine. Họ đánh ào ạt, vũ bão, tay đấm chân đá thấp và thẳng cứ như máy. Nhiều đấu thủ các đội khác bị đánh vỡ mi mắt, mặt mũi rướm máu hoặc ngã lăn lộn trên đấu trường. Chúng tôi thắng trận cực kỳ vất vả, với hai cáng “rước” hai đồng đội ra ngoài. Dù sao, cũng chỉ còn trận “chót” gặp đội HongKong.
    Ngày chung kết, khán đài không còn một chỗ chen chân. Hoàng gia, thủ tướng Malaysia hiện diện đầy đủ trên khán đài danh dự. Huấn luyện viên Kim Suk Kyu của chúng tôi, người Nam Triều Tiên, dằn giọng: “You must be champion in free sparring!” (Các anh phải chiếm giải vô địch về song đấu tự do). Đây cũng là giải quan trọng nhất.
    Công tâm mà nhận xét, các võ sĩ tài tử HongKOng không quá ghê gớm như chúng tôi tưởng. Trận đầu, anh nam gặp Kim Cang. Kim Cang tên thậ là Hồ Hếch Phốc, dân tộc Nùng, nguyên là lực sĩ quốc gia về các môn điền kinh. Năm 1969, anh đi thi đấu giải quốc tế rồi ở lại luôn trên đất Đài Loan, sau chuyến sang HongKong lập nghiệp.Cang cao gần 2 mét, nặng đến 80kg, anh xoay chuyển có phần nặng nề, nhưng đòn tung ra thì như trái phá. Dù thế, trước sự lanh lẹ của Nam, suốt hiệp đầu, Kim Cang không đánh trúng được đòn nào vào Nam. Sang hiệp hai, hai đòn đá xoay vòng cầu của Nam trúng ngay mặt Kim Cang, dù không đủ sức làm anh đổ xuống, nhưng cũng đủ để chúng tôi thắng điểm trận đấu. Tâm lý toàn đội được ổn định vững vàng. Trận thứ hai, tôi gặp Tiểu Kỳ Lân. Trước đó, anh đã “nắn gân” tôi:
    - Anh có nghe danh Lý Tiểu Long không?
    - Có – Tôi trả lời – Thật là một võ sư cực giỏi!
    - Tôi là sư đệ của Lý võ sư – Anh cười mỉm – Tôi là Tiểu Kỳ Lân. Anh sẽ biết thế nào là thủ pháp của những đàn em và học trò Lý võ sư.
    Suốt hiệp đầu, ngực tôi nóng ran vì những cú đấm của Tiểu Kỳ Lân “cắm” khắp ngực, bụng. Cũng may là đòn đánh xiên, nếu đòn đánh trúng thẳng góc, tôi đã đổ vật ra sàn đấu. Một cú đá tạt quét ngang mặt làm tôi choáng váng, nhưng vẫn còn đủ tỉnh táo để hiểu rằng nếu tôi thua thì trận sau, Phan Văn Đức sẽ bị Điền Tuấn đánh cho tan tác. Huy chương vàng sẽ vuột khỏi tay chúng tôi. Sẽ không có những tiếng hò reo “Việt Nam, Việt Nam” nữa…
    Tôi vẫn còn hoa mắt khi sang hiệp hai sau một phút nghỉ dưỡng sức. Sau tiếng kẻng của trọng tài, Tiểu Kỳ Lân thét lớn, đồng thời lướt tới, đưa chân phải ra làm động tác giả rồi tung người lên. Tiếng thét “Kiai” vẫn kéo dài, quả đấm vung cao để sẽ cắm xuống ngực tôi. Anh nóng ruột, muốn kết thúc trận đấu cho nhanh. Tôi biết mình chẳng còn gì để mất nên cũng đúng vào lúc đó, chuyển chân lướt để bật tung cú đá ngang. Cạnh chân trúng ngay cổ Kỳ LÂn. Anh chới với trong không khí lúc vẫn còn đang lơ lửng rồi ngã ngửa trên sàn đài. Trong tài hét: “Out” trong khi các săn sóc viên nhảy bổ lên sàn đấu. Khi trọng tài nắm tay tôi đưa lên cao, tôi hiểu rằng mình gặp may. Người xứng đáng thắng cuộc là Tiểu Kỳ Lân chứ không phải tôi.
    Trận Phan Văn Đức – Điền Tuấn điễn ra bình thường. Điền Tuấn đánh tay nhanh và biến hoá nhưng không thể chế ngự được Đức. Đồng đội của tôi thắng cuộc.
    Gần 20 năm qua, tôi vẫn không quên được những giây phút cùng đồng đội đứng trên bục danh dự, cúi người đón nhận chiếc huy chương vàng và vòng hoa chiến thắng. Điều mơ ước của chúng tôi đã trở thành hiện thực: ít nhất, đấu trường quốc tế cũng đã biết đến hai tiếng Việt Nam.
    Từ lúc ấy, chúng tôi hiểu ra rằng, biểu diễn võ thuật trên sân khấu hay màn ảnh, so với thực tế, khác nhau đến một trời một vực. Các phim quyến cước, binh khí HongKong và Đài Loan, tuy xem thấy ngạt thở vì quá ghê gớm, nhưng đòn đánh ra vẫn chỉ là… đòn gió.


    Phạm Hy
    (trích từ báo Thanh niên số 7 tháng 2/1990)

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 3:41 am
       

      Cơ quan chủ quản: Cty TNHH Thể dục Thể thao VÕ THUẬT
      ® Không sao chép thông tin từ Forum này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Quản trị Diễn đàn Sơn Long Đường
      © 2016sonlongduong. All Rights Reserved
      Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
      ===

      Đặt quảng cáo của bạn ở đây
      Liên hệ: E-Mail: trungtamthienuy@gmail.com
      Điện thoại:
      Giá thoả thuận
      Kích thước thỏa thuận