Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo.
Diễn đàn Nghiên cứu - Ứng dụng Võ thuật Việt Nam

Viện Nghiên cứu-Ứng dụng và Phát triển Võ thuật Sơn Long Đường

Latest topics

» Những cây đại thụ đất võ Tây Sơn
by dotrongluong Tue Oct 11, 2016 10:06 am

» TÌM HIỂU THƠ ĐƯỜNG
by longquyen Mon Sep 26, 2016 12:57 pm

» THƠ ĐƯỜNG VÀ SỰ HƯNG THỊNH CỦA NÓ
by longquyen Thu Sep 22, 2016 12:45 pm

» Luyện Thái Cực Quyền để có thể phòng trị bệnh tật lâu dài
by dotrongluong Thu Sep 22, 2016 9:31 am

» Tập thơ nửa tỷ đồng, thi phẩm hay “thảm họa”?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:49 pm

» Kể từ giờ...
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:05 pm

» NÀNG THƠ TRUNG TRINH
by Hoàng Huy Wed Sep 21, 2016 9:29 am

» Dung Hà: hình xăm bông hồng rỉ máu “ma ám”
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:34 am

» Các mỹ nhân xăm trổ cực sexy
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:31 am

» Brad Pitt và Angelina Jolie ly hôn - cái kết của kẻ "cướp" chồng?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:16 am

» Cảm nhận về võ đức
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:55 pm

» Đại dũng là đức tính cao quý của người dụng võ.
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:53 pm


    Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo.

    X-Dragon
    X-Dragon
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 14/07/2013

    Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo. Empty Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo.

    Bài gửi by X-Dragon Sun Oct 06, 2013 10:17 pm

    Nào năm 1937, trong số các tác phẩm do cơ quan du lịch Nhật xuất bản có một tác phẩm đáng cho giới võ thuật lưu tâm: cuốn Judo (Jujutsu) do Tổ Sư Jigoro Kano viết.
     
    Dưới đây Aiki Việt xin phỏng dịch phần đầu của tập sách trên nói về Jujutsu và Judo:
     
    “Có lẽ nhiều người đã từng nghe đến các từ Jujutsu và Judo nhưng chắc hẳn ít người trong số họ có thể nói cách rỏ ràng các từ đó nghĩa là gì. Cho nên trong tập sách này tôi sẽ cố gắng giải trình sự khác biệt, giữa các từ đó và vì sao từ Judo đã dần dà lấn lướt từ Jujutsu.
     Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo. JU-3
    Vào  thời đại phong kiến Nhật có nhiều môn vọ nghệ như đánh kiếm, bắn cung, múa thương… Trong các bộ môn võ đó có môn Jujutsu có khi còn được gọi là Taijitsu hoặc Yawara. Đó là một môn vọ tổng hợp bao gồm nhiều phương thuật tấn công như ném, đấm, đá, siết cổ, đâm, đè bất động hóa, bẻ vặn tay chân theo cách có thể làm đối thủ đau và ngay cả gảy xương cùng một loạt các thế thủ tự vệ chống lại các đòn trên. Nhựng môn võ thuật đó đã hiện hữu tại Nhật Bản từ thời xa xưa, nhưng chỉ vào khoảng 350 năm nay mới được dạy như là một hệ thống. Vào thời đại Tokugawa (1615-1867) nó được phát triển thành một nghệ thuật bài bản và được một số đông các võ sư thuộc nhiều trường phái khác nhau giảng dạy.
     
    Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo. JU-1a
    Tôi đã được thụ huấn với nhiều vị võ sư danh tiếng, vào cuối thời phong kiến ở tuổi thiếu thời. Việc giảng dạy của họ rất có giá trị vì đó là kết quả của công việc nghiên cứu thâm sâu và kinh nghiệm nghiên cứu lâu đời. Tuy nhiên việc giảng dạy đó không phát xuất từ việc áp dụng một nguyên lý thông suốt mà chỉ là những đòn thế kỹ thuật của mỗi võ sư. Do đó mỗi khi nhận ra những khác biệt trong các đòn thế do các vị đó chỉ dạy tôi không tài nào nhận thức được cái đúng. Điều đó khiến tôi phải tự mình tìm hiểu một cách bao quát, nhờ đó mà cuối cùng tôi tin chắc rằng dù mục tiêu là thế nào, dù nhằm đấm vào một điểm hay ném đối thủ bằng cách này hay cách khác thì cũng chỉ có một nguyên lý xuyên suốt bao quát toàn lãnh vực này, và cái nguyên lý này là cao nhất và hữu hiệu nhất trong việc vận dụng năng lực tinh thần và thể xác, nhằm thực hiện một mục đích hoặc ý định nhất định. Sau khi đào sâu nguyên lý căn bản đó tôi bắt đầu nghiên cứu lại tất cà các phương pháp tấn công và tự vệ rồi dạy và trong tầm khả năng của mình, đo lường công hiệu của chúng dựa theo nguyên lý đó. Theo đó tôi đã có thể giữ lại những chiêu thức phù hợp với nguyên lý đó và loại ra những kỹ thuật không phù hợp. Và rồi thay vào chỗ các đòn thế bị loại bỏ tôi đưa vào những đòn thế mới mà tôi nghĩ là những áp dụng đúng đắn của nguyên lý đó. Các phương pháp đó được diễn đạt và trở thành các đòn thế tấn công và phòng thủ hiện đang được dạy tại Kodokwan dưới cái tên Judo để phân biệt với Jujutsu được nhiều võ sư của thời phong kiến dạy.
     
    Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo. JU-2
    Đến đây tôi xin được diễn giải ý nghĩa của các từ Kodokwan, Judo và Jujutsu. Kodokwan có nghĩa là một môi trường để dạy đạo, từ đạo ở đây là ý niệm về chính cuộc đời. Judo và Jujutsu đươc hợp thành bằng hai từ JU có nghĩa là NHU hay “mở ngõ”; JUTSU là nghệ thuật hoặc luyện tập; và DO là đạo hoặc nguyên lý. Như vậy Judo có nghĩa là con đường của nhu hay của việc mở ngõ trước tiên để cuối cùng dành được chiến thắng trong khi mà Jujutsu hàm ý là nghệ thuật và sự luyện tập Judo”.
     
    Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo. New_of_JU-4
    Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo. JU-4a
    Kodokwan năm 1922.
    Như vậy vào thập niên 30 của thế kỷ trước, Tổ sư Jigoro Kano vẫn còn nhập nhằng chưa giứt khoát giữa Judo và Jujutsu. Có lẽ vì từ Judo còn quá mới, cho nên ông vẫn chưa loại hẳn Jujutsu dù trong một đoạn khác của tập sách này “Judo (Jusutsu)” ông mãn nguyện nhận xét là tại Nhật từ Judo đã từ từ chiếm lĩnh vị trí của từ Jujutsu, dù bên ngoài nước Nhật từ Jujutsu vẫn còn thịnh hành.

    Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo. JU-5
    Bài tập té ra sau
    Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo. JU-6
    Bài tập té ra sau
     
    Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo. JU-6a
    Bài tập té ra sau
     
    Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo. JU-7
    Tư thế té về phía trước
     

    Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo. JU-8a
    Bài tập té về một bên
    Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo. JU-8
     
    Tổ sư Ueshiba Morihei: Từ thắng người đến thắng ta
     
    Tổ sư Judo đã đi một bước dài từ những chiêu thức đòn thế kỹ thuật dần khám phá ra một nguyên lý tổng quát bao trùm và xuyên suốt. Nguyên lý đó trở thành một ý niệm áp dụng trong đời sống, nghĩa là một quan niệm sống cho nên gọi nó là đạo. Cái đạo đó để nhằm chiến thắng đối thủ. Và như vậy nó cũng không khác bao nhiêu những pháp môn thời xưa chẳng hạn như binh pháp của Miyamoto Musashi trong “Ngũ luân thư”. Có khác chăng là nguyên lý nhu không chỉ áp dụng vào chiến đấu và tự vệ mà còn có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, trong tiếp nhân xử thế, trong sinh hoạt xã hội, trong đạo lý làm người.
     
    Từ giữa thế kỷ XX, xuất hiện một nhân vật võ lâm kỳ tài mà chính Tổ sư Jugoro Kano cũng bái phục: Ueshiba Morihei. Bái phục về mặt võ thuật, chiêu thức. Nhưng Tổ sư Aikido không chỉ dừng lại ở chiêu thức, kỹ thuật. Trong khi vị Tổ sư Judo nhằ mục đích cuối cùng là thắng người, như hầu hất các môn phái võ thuật hoặc võ đạo thì Tổ sư Ueshiba Morihei khi đạt đỉnh cao về mặt võ thuật, khi trở thành một cao thủ thượng thừa gầm trời nan địch thì gặp được “đạo” trong ý nghĩa cao đẹp của nó. Cái đạo của Ueshiba Morihei là con đường đưa tới tự thắng mình, tranh thủ hòa hiếu với đối phương. Đó là con đường “bất tương tranh”. Mà tự vì bất tương tranh cho nên luôn chiến thắng.
     
    Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo. The-unique-Japanese-martial-art-of-Aikido
    Trong Aikido tuyệt đối không có thi đấu, không có kẻ thắng người bại, không có ngôi vô địch hay giải vàng bạc đồng.
     
    Lời của Tổ sư: “Aikido là chiếc cầu vàng nối kết các tâm hồn và các dân tộc”. Hơn bao giờ hết loài người cần đến Aikido để hóa giải những bất đồng tranh chấp những bạo lức, cuồng tín xuẩn động.

    Tổ Sư Jigoro Kano: từ võ thuật đến võ đạo. Ueshiba%20Morihei

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 4:24 am
       

      Cơ quan chủ quản: Cty TNHH Thể dục Thể thao VÕ THUẬT
      ® Không sao chép thông tin từ Forum này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Quản trị Diễn đàn Sơn Long Đường
      © 2016sonlongduong. All Rights Reserved
      Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
      ===

      Đặt quảng cáo của bạn ở đây
      Liên hệ: E-Mail: trungtamthienuy@gmail.com
      Điện thoại:
      Giá thoả thuận
      Kích thước thỏa thuận