Nguồn gốc của Quyền Anh
Diễn đàn Nghiên cứu - Ứng dụng Võ thuật Việt Nam

Viện Nghiên cứu-Ứng dụng và Phát triển Võ thuật Sơn Long Đường

Latest topics

» Những cây đại thụ đất võ Tây Sơn
by dotrongluong Tue Oct 11, 2016 10:06 am

» TÌM HIỂU THƠ ĐƯỜNG
by longquyen Mon Sep 26, 2016 12:57 pm

» THƠ ĐƯỜNG VÀ SỰ HƯNG THỊNH CỦA NÓ
by longquyen Thu Sep 22, 2016 12:45 pm

» Luyện Thái Cực Quyền để có thể phòng trị bệnh tật lâu dài
by dotrongluong Thu Sep 22, 2016 9:31 am

» Tập thơ nửa tỷ đồng, thi phẩm hay “thảm họa”?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:49 pm

» Kể từ giờ...
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:05 pm

» NÀNG THƠ TRUNG TRINH
by Hoàng Huy Wed Sep 21, 2016 9:29 am

» Dung Hà: hình xăm bông hồng rỉ máu “ma ám”
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:34 am

» Các mỹ nhân xăm trổ cực sexy
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:31 am

» Brad Pitt và Angelina Jolie ly hôn - cái kết của kẻ "cướp" chồng?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:16 am

» Cảm nhận về võ đức
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:55 pm

» Đại dũng là đức tính cao quý của người dụng võ.
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:53 pm


    Nguồn gốc của Quyền Anh

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 44
    Join date : 29/03/2013

    Nguồn gốc của Quyền Anh Empty Nguồn gốc của Quyền Anh

    Bài gửi by Admin Fri Oct 17, 2014 9:47 am

    Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

    Cho đến nay vẫn chưa xác định được mốc thời gian cụ thể khi Quyền Anh ra đời.
    Nhiều chứng minh chỉ ra rằng quyền anh có sớm ở bắc châu Phi khoản 4000 năm TCN và Địa Trung Hải khoảng 1500 năm TCN. Hy Lạp khoảng 900 năm TCN và La Mã cổ đại 500 năm sau Công Nguyên. Khoảng 3700 năm trước công nguyên, ở xứMésopotamie (cổ Hy Lạp) đã lưu hành môn đấu quyền, thuỷ tổ của môn quyền Anh ngày nay. Có một thời gian môn đấu quyền bị suy vi, mãi đến năm 1750 trước CN mới thịnh hành trở lại. Bấy giờ, vào những ngày nghỉ ngơi nhất định, đều tổ chức thi đấu với sự tham dự đông đảo của mọi tầng lớp. Đương thời, Hy Lạp phát triển khá mạnh mẽ những cuộc thi đấu quyền, thậm chí còn cho phép các đối thủ được phép mang thêm dây da hoặc dây sắt vào tay để hạ đối thủ nhanh hơn, bởi luật thi đấu lúc đó là đấu đến khi nào có một người không thể tiếp tục đấu nữa mới thôi.
    Năm 746 trước CN, sau khi La Mã tiêu diệt Hy Lạp, môn đấu quyền cũng truyền theo đến La Mã với sự hưởng ứng nhiệt tình của tầng lớp thanh niên. Tuy nhiên, do sự phát triển môn đấu quyền ngày càng đi sâu vào sự tàn nhẫn, nên đến năm 404 trước Công nguyên, hoàng đế La Mã là Theodosius đệ nhất đã ra lệnh cấm hẳn môn đấu quyền.

    Quyền Anh hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]

    Đến thế kỷ 16, môn đấu quyền xa xưa của Hy lạp – La Mã đã trở thành một hoạt động ưa chuộng của giới trung lưu và thượng lưu ở nước Anh trong phong trào phục hưng.
    Từ năm 1719 đến năm 1730, James Figg đã chiến thắng nhiều đối thủ và được coi là Nhà vô địch Quyền Anh hạng nặng đầu tiên, và cũng là người đầu tiên mở trường dạy môn đấu quyền.
    Sau đó, một nhà vô địch người Anh thế hệ nối tiếp là Jack Broughton đã đi xa hơn: mở trường dạy đấu quyền, phát minh ra đôi găng tay để giảm bớt tai nạn trong thi đấu, lập ra qui tắc đấu quyền mang tính thể thao hơn..
    Năm 1973, Jack Broughton sửa đổi lại thể lệ tranh giải võ đài Luân Đôn thành bộ "Luật Quyền Anh" chính thức.
    Theo thể lệ tranh giải võ đài Luân Đôn, mỗi trận chia ra làm từng hiệp một và chỉ chấm dứt khi nào một võ sĩ bị đánh knockout. Nếu võ sĩ bị đánh ngã trong vòng 30 giây mà không đứng dậy thì trọng tài sẽ tuyên bố thắng cho võ sĩ đã đánh ngã. Đặc biệt là các đấu sĩ được phép dùng các đòn vật trong trận đấu.
    Đến năm 1865, một hầu tước người Anh là Queens Beery Vlll lại cải tiến qui tắc đấu quyền thành một qui tắc mang tính tài tử hơn: chỉ đấu ba hiệp, mỗi hiệp ba phút, thay vì đấu mười sáu hiệp như qui tắc Broughton.
    Năm 1872, bộ luật của Queens Beery chính thức được áp dụng vào những trận đấu.
    Sau này qui tắc Broughton trở thành luật thi đấu quyền Anh nhà nghề và qui tắc Berry trở thành luật thi đấu quyền Anh nghiệp dư.
    Năm 1904, lần đầu tiên được đưa vào chương trình thế vận hội Olympic và trở thành môn thi đấu chính thức của các kỳ thế vận hội.
    Năm 1920, Liên đoàn Quyền Anh thế giới (AIBA) ra đời.
    Năm 1994, đã có 122 quốc gia gia nhập AIBA, cho đến nay theo thống kê trên trang web của AIBA đã có 194 quốc gia (trong đó có Việt Nam) trực thuộc tổ chức này.

    Quyền Anh nghiệp dư[sửa | sửa mã nguồn]

    Các trận đấu Quyền Anh nghiệp dư không dài hơn 3 hiệp, thường 2-3 phút mỗi hiệp. Găng tay nặng hơn của các võ sĩ chuyên nghiệp và thường có đeo mũ bảo vệ đầu.

    Phân loại hạng cân[sửa | sửa mã nguồn]

    Quyền anh nghiệp dư, một đặc trưng của thế vận hội Olympic từ năm 1904, được tổ chức theo bộ luật Olympic thế giới.
    Các hạng cân: Hệ thống cân theo Kg (Metric) và hệ thống Aviordupois được sử dụng chia làm 12 hạng cân của Olympic từ 48 kg (105 lb) đến trên 91 kg (200 lb).






























    [th]Tên hạng cân[/th][th]Cân nặng tối đa của hạng cân (kg)[/th][th]Nam[/th][th]Nữ[/th][th]Thiếu niên[/th]
    Hạng siêu nặng (Super heavyweight)91+
    Hạng nặng (Heavyweight)81–9181+80+
    Hạng dưới nặng(Light heavyweight)75–8175–8175–80
    Hạng trung (Middleweight)69–7569–7570–75
    Hạng dưới trung (Light Middleweight)66–70
    Hạng bán trung (Welterweight)64–6964–6963–66
    Hạng dưới bán trung (Light welterweight)60–6460–6460–63
    Hạng nhẹ (Lightweight)56–6057–6057–60
    Hạng lông (Featherweight)54–5754–57
    Hạng gà (Bantamweight)52–5651–5452–54
    Hạng dưới gà (Light bantamweight)50–52
    Hạng ruồi (Flyweight)49–5248–5148–50
    Hạng dưới ruồi (Light flyweight)46–4945-4846-48
    Pinweight44–46

    Tính điểm[sửa | sửa mã nguồn]

    Mỗi đòn đánh hợp lệ được tính 1 điểm.
    Đòn đánh được tính điểm:
    Trong mỗi hiệp, Giám định sẽ cho điểm căn cứ vào các đòn đấm của VĐV. Để cho điểm mỗi đòn đánh, đòn đó không bị ngăn chặn hay bảo vệ và phải trúng đích với diện tích tiếp xúc hợp lệ của găng, đòn đó phải trúng đích vào phần trước của đầu hay thân thể kể từ thắt lưng trở lên. Các đòn tạt ngang (Swings) đánh đúng như trên cũng được tính điểm. Giá trị của các đòn đánh giáp thân sẽ được đánh giá vào cuối của lần giáp thân giữa VĐV và tùy thuộc vào số đòn đánh chiếm đa số của VĐV đó.
    Đòn đánh không ghi điểm: Cú đánh vi phạm luật (đánh dưới thắt lưng, gáy,đá...) hoặc đánh bằng cạnh, mắt sau của găng, đánh mở găng hoặc bất kỳ phần nào khác ngoài diện tích găng che của các khớp của năm ngón tay (diện tích tiếp xúc hợp lệ), chạm vào cơ thể mà không có lực của vai hay cơ thể, đánh bằng cánh tay.
    Hình thức cho điểm: Quyết định cho điểm được thiết lập, giám định ấn các nút được hướng dẫn để cho phép VĐV có những đòn đánh chính xác, hợp lệ. Về cơ bản, những đòn đánh chính xác và các thông tin khác được ghi lại và tính toán một cách tự động bởi máy chấm điểm. VĐV sẽ được điểm nếumáy nhận được ít nhất 3 trong 5 giám định ấn nút cho điểm VĐV đó.
    VĐV sẽ được điểm nếu đòn đánh hợp lệ ít nhất 3 trong 5 giám định ấn nút ch điểm. Có những đòn đánh không đủ 3 Giám định ấn nút cho điểm mà ví dụ như chỉ có 2 giám định ấn nút cho điểm sẽ cũng được máy chấm điểm lưu giữ lại. Đây là cơ sở để xác định VĐV nào thắng nếu cuối trận đấu số điểm của 2 VĐV được máy chấm là bằng nhau, dựa vào thông tin trên được máy chấm điểm lưu giữ lại, người ta tính được VĐV nào có nhiều đòn đánh hợp lệ hơn. Nếu 2 VĐV vẫn bằng nhau, 5 giám định sẽ quyết định VĐV thắng cuộc dựa vào Điều 17.3.3(Tất cả các cuộc thi đấu đều phải chỉ định được VĐV thắng cuộc còn trong các cuộc đấu hữu nghị giữa 02 nước có thể có trận hòa) bằng cách nhấn nút bấm thích hợp.
    VĐV thắng điểm được xác định trên cơ sở tổng các đòn chính xác đếm được trong các hiệp đấu, VĐV có nhiều đòn chính xác hơn sẽ là người thắng cuộc.
    VĐV thắng K.O đối phương khi tung ra đòn đánh hợp lệ khiến đối phương không thể tiếp tục thi đấu sau 10 lần đếm của Trọng tài chính(10 giây).
    Thắng do cách biệt trình độ:
    -Nếu giám sát trưởng sau khi hội ý với các thành viên trong Ban Giám sát tin tưởng rằng máy chấm điểm điện tử với 15 điểm cách biệt giữa hai VĐV, trận đấu có thể chấm dứt để tránh cho một VĐV bị những đòn không cần thiết. Ông ta có quyền dừng trận đấu bằng cách gõ cồng hay các phương tiện khác, hỏi ý kiến trọng tài và theo kết quả đó tuyên bố "Góc X là người chiến thắng bởi RSC". Lưu ý:
    -Nếu một VĐV bị truất quyền, VĐV kia là người thắng cuộc. Nếu cả hai VĐV bị truất quyền, quyết định sẽ được công bố. VĐV bị truất quyền không được bất kỳ giải thưởng, huy chương, cúp, xếp hạng của toàn bộ giải đấu.
    Luật count-back trong quyền Anh nghiệp dư[1]:
    Có 5 trọng tài cùng tham gia chấm điểm trong mỗi trận đấu quyền Anh nghiệp dư, nhưng chỉ có điểm số của 3 trọng tài chấm cân bằng nhau nhất được chọn để tính điểm chung cuộc. Khi điểm số cuối trận cũng vẫn là ngang bằng nhau (như 18-18 trong trận chung kết hạng siêu nặng ở Olympic London 2012 chẳng hạn), điểm số từ 2 trọng tài sẽ bị loại bỏ, và điểm số của trọng tài còn lại chính là điểm số cuối cùng.
    Trong trường hợp điểm số vẫn hòa, điểm số cao nhất và thấp nhất của các trọng tài ở góc võ đài xanh và đỏ sẽ bị loại bỏ. Nếu điểm số vẫn hòa, 5 trọng tài sẽ họp với nhau để đưa ra biểu quyết kẻ thắng và… người bại.

    Quyền Anh chuyên nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]



    Nguồn gốc của Quyền Anh 280px-Muhammad_Ali_NYWTS


    Muhammad Ali năm 1960

    Tại Mỹ, quyền anh chuyên nghiệp được tăng cường kiểm soát bởi Uỷ ban quyền anh quốc gia từ năm 1920 khiNew York ban hành một đạo luật mới gọi là Luật Walker nhằm tránh những lạm dụng có thể xảy ra, quy định số tiền trong giải đấu và thiết lập một uỷ ban quyền anh quốc gia. Sau đó các nước khác cũng thông qua điều luật tương tự như thế và cũng thành lập các phòng ban kiểm soát giống như tại các bang và thành phố của Mỹ.
    Các bộ luật quốc gia chính thức về quyền anh chuyên nghiệp gồm các chi tiết kỹ thuật về xây dựng võ đài, hình vuông có kích thước là 16 – 20 ft (4.9 - 6.1 m); trọng lượng tối thiểu của găng tay bông từ 6 - 8 oz (170- 227 g); số vòng đấu tối đa (thường là 12 hiệp trong các trận giành chức vô địch); quy định về trọng tài và giám khảo; các định nghĩa và phạt lỗi; các hệ thống tính điểm để xác định kẻ thắng cuộc mà không phải dùng đến nốc ao.
    Bộ luật quốc gia cũng quy định trận đấu có thể tạm dừng để tránh cho võ sĩ có thể bị chấn thương nặng khi chưa bị nốc ao, khi không còn khả năng bảo vệ mình. Các kỷ lục chính thức về nốc ao như thế được gọi là một quả nốc ao kỹ thuật (TKO). Một cú nốc ao kỹ thuật (TKO) xảy ra khi một võ sĩ không thể tiếp tục chơi hiệp tiếp theo. Một trận đấu như thế được coi là đã kết thúc.
    Mặc dù có 12 hạng cân nhưng phần lớn các võ sĩ chuyên nghiệp chỉ thi đấu trong những cấp sau. Hạng cân tối đa:


    • Võ sĩ hạng ruồi, 112 lb (50.7 kg);




    • Võ sĩ hạng gà, 118 lb (53.5 kg);




    • Võ sĩ hạng lông, 126 lb (57.1 kg);




    • Võ sĩ hạng nhẹ, 135 lb (61.2 kg);




    • Võ sĩ hạng bán trung, 147 lb (66.6 kg);




    • Võ sĩ hạng trung, 160 lb (72.6 kg);




    • Võ sĩ hạng dưới nặng, 175 lb (79.4 kg);




    • Võ sĩ hạng nặng, 195 lb (88.5 kg) và hơn nữa.



    Sau khi luật Walker được hợp pháp hoá môn thể thao thành ngày càng trở nên phổ biến ở Mỹ. Các nhà vô địch hạng nặng Mỹ nằm trong số những vận đọng viên nổi tiếng trong làng thể thao, gây nên sự kinh hoàng và kính nể vì sức mạnh của cú đấm của họ cả trong nước và trên thế giới. Jack Dempsey giành giả quán quân hạng nặng năm 1919 và bảo vệ danh hiệu của mình trước đối thủ người Pháp Georges Carpentier năm 1921, đây là trận đấu đầu tiên mà thu nhập từ vé vào cổng lên tới hàng triệu đô. Joe Louis bảo vệ danh hiệu vô địch hạng nặng lâu hơn bất kỳ ai - từ năm 1937 đến 1949- bảo vệ thành công danh hiệu của mình 25 lần. Sau khi giành huy chương vàng tại thế vận hội Olympic Floyd Patterson giành danh hiệu vô địch hạng nặng năm 1956, anh trở thành nhà vô địch đầu tiên giành lại danh hiệu này trong trận đấu lặp lại với đối thủ của mình là người Thuỵ Điển Ingemar Johansson năm 1960. Năm 1962, Patterson bị đánh bại bởi Sonny Liston, là một trong những võ sĩ hạng nặng gây kinh hoàng của mọi thời đại. Sau đó Liston bị mất danh hiệu này vào tay võ sĩ nổi tiếng và vĩ đại trong lịch sử là Muhammad Ali (tên khai sinh là Cassius Clay). Sở hữu sức mạnh, tốc độ và lương tri của môn quyền anh, Ali thổi luồng gió mới cho quyền anh ở hạng cân nặng và nổi tiếng trên khắp thế giới bằng chính phẩm chất đáng kính trọng của ông. Đến cuối thập kỉ 80 là thời kì hoàng kim của Mike Tyson khi ông là võ sĩ trẻ nhất khi giành một danh hiệu hạng nặng. Tyson vô địch hạng nặng WBC sau khi đánh bại Trevor Berbick năm 1986, lúc ông 20 tuổi 4 tháng và 22 ngày. Mike Tyson cũng là võ sĩ Quyền Anh hạng nặng đầu tiên đồng thời giữ 3 đai vô địch WBA, WBC và IBF. Hiện nay, làng Quyền Anh hạng nặng đánh dấu sự thống trị của anh em nhà Klitshko người Ukraina khi hai anh em đang nắm giữ tất cả các danh hiệu lớn của Quyền Anh hạng nặng thế giới hiện nay. Người anh, Vitaly Klitschko đang giữ đai hạng nặng WBC. Người em Wladimir Klitschko lừng lẫy hơn khi nắm giữ 4 đai vô địch hạng nặng bao gồm WBA, WBO, IBO và IBF.
    Các võ sĩ nổi tiếng ở các hạng cân khác bao gồm nhà vô địch hạng bán trung và hạng trung là Sugar Ray Robinson, người Mỹ; võ sĩ người Panama Roberto Duran, người giành các danh hiệu thế giới hạng nhẹ, hạng bán trung, hạng siêu bán trung, hạng dưới trung và hạng trung; võ sĩ người Mỹ Sugar Ray Robinson, người giành huy chương vàng Olympic năm 1976 và vô địch thế giới ở năm hạng cân khác nhau (hạng bán trung, hạng dưới trung, hạng trung, hạng siêu trung, hạng dưới nặng); võ sĩ người Mexico Julio Cesar Chavez giành các danh hiệu thế giới ở các hạng siêu lông, hạng nhẹ, hạng dưới bán trung và trở thành người hùng quốc gia của Mexico. Hiện nay, Floyd Mayweather, Jr đang là võ sĩ tiêu biểu nhất ở các hạng cân dưới nặng. Ngoài ra cũng phải kể đến võ sĩ người Philippines Manny Pacquiao hay võ sĩ người Mexico Juan Manuel Marquez.

    Kĩ thuật[sửa | sửa mã nguồn]



    Tư thế[sửa | sửa mã nguồn]




    • Nguồn gốc của Quyền Anh 103px-Attitude_droite1
      Đứng thẳng
       

    • Nguồn gốc của Quyền Anh 70px-Attitude_semi-enroul%C3%A9e1
      Hơi co mình
       

    • Nguồn gốc của Quyền Anh 60px-Attitude_enroul%C3%A9e1
      Co mình tối đa




    Tấn công[sửa | sửa mã nguồn]


    Quyền Anh chỉ sử dụng các đòn đấm để tấn công, bao gồm: Đấm thẳng, đấm móc ngang và đấm móc lên (đấm xốc) chia ra hai tay trái và phải.


    • Nguồn gốc của Quyền Anh 105px-Jab7
      Đấm thẳng tay trái
       

    • Nguồn gốc của Quyền Anh 105px-Drop3
      Đấm móc ngang tay phải - phản đòn bằng cú móc ngang tay phải
       

    • Nguồn gốc của Quyền Anh 104px-Crochet1
      Đấm móc ngang tay trái
       

    • Nguồn gốc của Quyền Anh 105px-Uppercut2
      Đấm xốc tay phải
       

    • Nguồn gốc của Quyền Anh 105px-Direct_court2
      Đấm xốc tay trái – trong cự li gần
       

    • Nguồn gốc của Quyền Anh 105px-Drop5
      Móc ngang phản đòn
       

    • Nguồn gốc của Quyền Anh 105px-Semi-crochet2
      Đấm xốc tay trái




    Phòng thủ[sửa | sửa mã nguồn]




    • Nguồn gốc của Quyền Anh 105px-Slip1
      Lách người phản đòn
       

    • Nguồn gốc của Quyền Anh 105px-Slip2
      Lặn tránh đòn
       

    • Nguồn gốc của Quyền Anh 105px-Blocage1
      Dùng cánh tay đỡ đòn
       

    • Nguồn gốc của Quyền Anh 105px-Protection_passive1
      Dùng găng đỡ đòn - Bo găng
       

    • Nguồn gốc của Quyền Anh 103px-Neutraliser1
      Ôm người đối phương
       

    • Nguồn gốc của Quyền Anh 105px-Pas_de_retrait
      Di chuyển ra ngoài tầm đánh của đối thủ
       

    • Nguồn gốc của Quyền Anh 105px-Retrait2
      Đè đòn và lập tức phản đòn




    Quyền Anh ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]


    Người Pháp đã mang môn quyền Anh đến Việt Nam. Tại Sài Gòn vào những năm 1925, môn quyền Anh bắt đầu xuất hiện giữa những lính viễn chinh Pháp lan dần ra giới thanh niên qua những lần thi đấu võ đài. Phải chờ đến những năm bước vào thế chiến thứ hai thì môn quyền Anh mới phát triển rộng rãi hơn và bắt đầu có những giải vô địch.
    Năm 1994, sau sự kiện mất an ninh ở giải Vô địch Quyền Anh quốc gia tại Hải Phòng, Quyền Anh bị cấm thi đấu ở Việt Nam. Đến 2002, Quyền Anh được phép thi đấu trở lại.
    Hiện nay, Việt Nam chỉ có Quyền Anh nghiệp dư, chưa có Quyền Anh chuyên nghiệp.
    Tại Seagame 26 diễn ra ở Indonesia cuối năm 2011, Quyền Anh Việt Nam giành được 1 huy chương vàng (Lương Văn Toản, 81 kg nam) và 5 huy chương bạc.[2

      Hôm nay: Fri Apr 19, 2024 11:46 pm
       

      Cơ quan chủ quản: Cty TNHH Thể dục Thể thao VÕ THUẬT
      ® Không sao chép thông tin từ Forum này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Quản trị Diễn đàn Sơn Long Đường
      © 2016sonlongduong. All Rights Reserved
      Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
      ===

      Đặt quảng cáo của bạn ở đây
      Liên hệ: E-Mail: trungtamthienuy@gmail.com
      Điện thoại:
      Giá thoả thuận
      Kích thước thỏa thuận