Binh khí Võ cổ truyền - Thương pháp
Diễn đàn Nghiên cứu - Ứng dụng Võ thuật Việt Nam

Viện Nghiên cứu-Ứng dụng và Phát triển Võ thuật Sơn Long Đường

Latest topics

» Những cây đại thụ đất võ Tây Sơn
by dotrongluong Tue Oct 11, 2016 10:06 am

» TÌM HIỂU THƠ ĐƯỜNG
by longquyen Mon Sep 26, 2016 12:57 pm

» THƠ ĐƯỜNG VÀ SỰ HƯNG THỊNH CỦA NÓ
by longquyen Thu Sep 22, 2016 12:45 pm

» Luyện Thái Cực Quyền để có thể phòng trị bệnh tật lâu dài
by dotrongluong Thu Sep 22, 2016 9:31 am

» Tập thơ nửa tỷ đồng, thi phẩm hay “thảm họa”?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:49 pm

» Kể từ giờ...
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:05 pm

» NÀNG THƠ TRUNG TRINH
by Hoàng Huy Wed Sep 21, 2016 9:29 am

» Dung Hà: hình xăm bông hồng rỉ máu “ma ám”
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:34 am

» Các mỹ nhân xăm trổ cực sexy
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:31 am

» Brad Pitt và Angelina Jolie ly hôn - cái kết của kẻ "cướp" chồng?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:16 am

» Cảm nhận về võ đức
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:55 pm

» Đại dũng là đức tính cao quý của người dụng võ.
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:53 pm


    Binh khí Võ cổ truyền - Thương pháp

    Hoàng Huy
    Hoàng Huy
    Webmaster
    Webmaster


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 19/04/2013

    Binh khí Võ cổ truyền - Thương pháp  Empty Binh khí Võ cổ truyền - Thương pháp

    Bài gửi by Hoàng Huy Thu Apr 25, 2013 3:04 pm

    Binh khí Võ cổ truyền - Thương pháp  Thuongphp
    Thương pháp là cách thức sử dụng thương. Thương thuật là kỹ thuật, nghệ thuật dùng thương. Người xưa nói rằng: Thương đâm một đường kẽ, côn đánh cả vùng rộng. Thương thọc một đường, gậy đâm một nẻo. Đao như mãnh hổ, thương tựa giao long.

    Nhiều tài liệu nghiên cứu binh khí võ cổ truyền từ trước đến nay, tuy có khác nhau về cách lý giải thương pháp, thương thuật của các danh gia, nhưng vẫn nhiều điểm tương đồng, có thể diễn giải chung một quan điểm.

    Thương là một loại khí giới thời cổ, trong chiến đấu chuyên đâm, thọc và có lực sát thương rất lớn. Thương là do mũi thương, ngù thương, cán thương cấu tạo thành. Thương có độ dài ngắn khác nhau và tên gọi cũng khác nhau. Trong thi đấu võ thuật hiện đại, quy định thương bằng chiều cao của vận động viên và giơ tay lên, ta gọi là một đầu và một với. Thương có rất nhiều chủng loại nhưng gần gũi với chúng ta trong tập luyện hiện nay là tứ giác thương, tiễn hình thương, đơn câu thương, song câu thương.

    Thương thuật cơ bản là cầm thương vững trơn, trước quản sau khóa, trước lỏng để dễ điều khiển, sau chặt chẽ, vững vàng. Hai tay cầm thương chắc mà không chết cứng, trơn mà không tuột. Thế giữ thương quý ở tứ bình: đỉnh bằng, vai bằng, chân bằng, thương bằng, gốc không rời hông. Đâm thương thì ra thẳng, vào thẳng, phải bằng, ngay, linh hoạt, mau lẹ, kình lực mạnh từ hông đâm thẳng thấu ra tận đầu mũi, thế thương vào ra như giao long ẩn hiện.

    Thương là loại binh khí cổ, dài, nặng do vậy khi sử dụng không thường thấy múa hoa. Động tác của thương phần lớn lấy công lực, thực dụng làm chính. Pháp dụng thương thì thương đi như tên bắn, lúc hồi thương liền lạc như dây kéo. Trước thì có xuyên chỉ, xuyên tụ, sau thì có Lê Hoa bãi đầu, có hư thật, có kỳ chính, có hư hư thực thực, kỳ kỳ chính chính. Tiến thì dũng mãnh, lui thì nhanh nhẹn. Thế phải hiểm, bất động thì vững như núi, động thì mau như sấm chớp.

    Luyện thương pháp thì theo thứ tự nhất tiệt, nhị tiến, tam lan, tứ triền, ngũ nã, lục trực. Thương pháp luyện đến chỗ tinh diệu sẽ có được thân pháp mau lẹ uyển chuyển. Cây thương có tua chỉ đỏ gọi là Huyết đương thương, còn cây thương có tua chỉ đen gọi là Tố anh thương. Tua chỉ ở ngù thương rất quan trọng, nó có thể làm hoa mắt đối phuơng, che dấu mũi thương và có khi dùng để quấn, khóa binh khí cuả địch. Vì thân thương dài, biên độ động tác rộng lớn, nên khi tập đại thương yêu cầu thân không rời thương, thương không rời trung tâm, phải có lực ở cánh tay, lực hông, lực chân và thân pháp uyển chuyển, bộ pháp nhanh nhẹn. Khi đâm thương chú ý sao cho thân, bộ đẩy ra trước, gía lên trên khi đến đỉnh đầu là phải rút về, khi đè được khí giới của đối phương là phải hồi thương chuyển thế ngay.

    Thương pháp của các môn phái võ, các danh gia tuy nhiều nhưng tựu trung có đâm, thọc, khều, gạt, lăn, giã, lắc, quấn, đỡ, đè, chặn… Các thức trong thương pháp gồm triền thương, lan thương, phá thương, phá lan, trung bình, tử phục sinh, nhất tiến nhất thoái, nhất thượng nhất hạ, thủ pháp, lỗ pháp, thoa pháp, đề pháp, khán pháp, tiếp pháp, thân pháp, tọa pháp, trì pháp, lục phong lục bế.

    Cây thương từng danh trấn giang hồ, lừng lẫy qua tay nhiều nhân vật lịch sử, thương dùng trong chiến trận hiệu quả và oai hùng, chiến tướng thường dùng thương trên lưng ngựa.

    Sử Việt Nam mô tả những chiến công oanh liệt của vua Lê Đại Hành, húy là Lê Hoàn (941 - 1005), vị vua đầu tiên của Nhà Tiền Lê. Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có công phá Tống, bình Chiêm, giữ gìn, củng cố nền độc lập dân tộc, mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng, kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt .

    Khi chưa lên ngôi, ông đã từng góp sức cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, được giao chức Thập đạo tướng quân (nên thường gọi Thập đạo tướng quân Lê Hoàn), Điện tiền đô chỉ huy sứ (tổng chỉ huy quân đội). Trong chiến trận Lê Hoàn chuyên dùng thương. Theo tài liệu Việt Nam võ thuật đạo của cố lão võ sư Phạm Đình Trọng (1926 - 2008) tự Sa Vân Long, Đà Lạt - Lâm Đồng, có bài Lê Đại Hành thương pháp.

    Triệu Vân (Zhao Yun; 168 - 229), tự Tử Long, người vùng Thường Sơn, một trong Ngũ hổ tướng (Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung, Mã Siêu) thời Tam Quốc ở Trung Hoa. Năm 208 Lưu Bị giao tranh với Tào Tháo, thua trận và bị đuổi chạy qua Trường Bản. Trong trận Trường Bản, Triệu Vân đã liều mạng sống của mình để bảo vệ gia quyến Lưu Bị, cứu được con trai của Lưu Bị là Lưu Thiện (A Đẩu); một thương một ngựa, “đơn thương độc mã”, tung hoành, tả xung, hữu đột, tiền hậu, tiến thoái giữa đại quân của Tào Tháo. Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung viết về Triệu Tử Long phò A Đẩu như một vị đại tướng anh hùng bách chiến bách thắng.

    Cây thương đi vào đời sống với thành ngữ “đơn thương độc mã”, diễn tả hành động đơn độc, lẻ loi trước một việc nặng nề mà không có người hỗ trợ, giúp sức, ví như trong chiến trận, chỉ với một cây thương, một mình trên lưng ngựa, mà phải chiến đấu với một bên là đội quân hùng mạnh.

    Võ cổ truyền Việt Nam có nhiều bài thương. Các môn phái, võ đường có bài riêng truyền dạy rộng rãi cho võ sinh, làm phong phú nội dung huấn luyện.

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 7:05 am
       

      Cơ quan chủ quản: Cty TNHH Thể dục Thể thao VÕ THUẬT
      ® Không sao chép thông tin từ Forum này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Quản trị Diễn đàn Sơn Long Đường
      © 2016sonlongduong. All Rights Reserved
      Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
      ===

      Đặt quảng cáo của bạn ở đây
      Liên hệ: E-Mail: trungtamthienuy@gmail.com
      Điện thoại:
      Giá thoả thuận
      Kích thước thỏa thuận