Zen và kiếm đạo
Diễn đàn Nghiên cứu - Ứng dụng Võ thuật Việt Nam

Viện Nghiên cứu-Ứng dụng và Phát triển Võ thuật Sơn Long Đường

Latest topics

» Những cây đại thụ đất võ Tây Sơn
by dotrongluong Tue Oct 11, 2016 10:06 am

» TÌM HIỂU THƠ ĐƯỜNG
by longquyen Mon Sep 26, 2016 12:57 pm

» THƠ ĐƯỜNG VÀ SỰ HƯNG THỊNH CỦA NÓ
by longquyen Thu Sep 22, 2016 12:45 pm

» Luyện Thái Cực Quyền để có thể phòng trị bệnh tật lâu dài
by dotrongluong Thu Sep 22, 2016 9:31 am

» Tập thơ nửa tỷ đồng, thi phẩm hay “thảm họa”?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:49 pm

» Kể từ giờ...
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:05 pm

» NÀNG THƠ TRUNG TRINH
by Hoàng Huy Wed Sep 21, 2016 9:29 am

» Dung Hà: hình xăm bông hồng rỉ máu “ma ám”
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:34 am

» Các mỹ nhân xăm trổ cực sexy
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:31 am

» Brad Pitt và Angelina Jolie ly hôn - cái kết của kẻ "cướp" chồng?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:16 am

» Cảm nhận về võ đức
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:55 pm

» Đại dũng là đức tính cao quý của người dụng võ.
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:53 pm


    Zen và kiếm đạo

    X-Dragon
    X-Dragon
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 14/07/2013

    Zen và kiếm đạo Empty Zen và kiếm đạo

    Bài gửi by X-Dragon Fri Oct 18, 2013 8:01 pm

    Đại Bình
    Trích “Nguyệt san Võ Thuật”/
    Số 9-bộ II/ngày 01/11/70.
     

    Zen và kiếm đạo Zen1
    Tổ sư Bồ đề Đạt ma vượt sông trên cọng cỏ
    Sở dĩ Zen, một hình thái của đạo Phật, đã ảnh hưởng tới lối sống của người Nhật, nhất là về khía cạnh thẩm mỹ, đến mức độ vượt hẳn những hình thái khác, là bởi Zen trực tiếp bắt nguồn từ những sự kiện của cuộc sống, thay vì từ những ý niệm. Trí tuệ luôn luôn mang tính chất gián tiếp khi có liên quan đến đời sống, nó là một yếu tố phổ thông hóa, và thường thiếu sức mạnh của trực giác, đó là sức mạnh của tâm thần. Zen không phải chỉ là tâm thần, nó cũng chứa đựng một số lượng trí tuệ, vì rằng đó là một trực giác. Trái ngược với khuynh hướng ý niệm hóa của những chi phái khác của đạo Phật, sự liên quan của Zen với đời sống luôn luôn có căn bản hơn. Đó là lý do chính yếu tại sao Zen ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống của người Nhật như vậy.
     
    Zen và kiếm đạo Zen2
    Một ông Tổ Thiền học xé nát kinh sách, biểu lộ chủ trương trực nhận, không theo sách vở.
    Kiếm thuật, mà sự trau luyện ngành võ thuật này là một trong những công việc bận tâm nhất của các tầng lớp thống trị Nhật Bản từ thời đại Kamakura, đã phát triển dữ dội, và nhiều chi phái khác nhau đã nẩy nở mãi cho đến gần đây. Thời đại Kamakura liên quan mật thiết đến Zen, bởi lúc bấy giờ nó là một chi phái độc lập của đạo Phật mới du nhập vào Nhật Bản lần đầu tiên. Nhiều vị Đại sư về Zen thống trị thế giới tinh thần, thời bấy giờ, mà mặc dầu khinh miệt học vấn, sự học vẫn bị họ giữ trong tay. Đồng thời, các chiến sĩ tụ tập chung quanh họ, sốt sắng xin dạy dỗ cho và khép mình dưới kỷ luật của họ, phương pháp truyền dạy của họ giản dị và trực tiếp : Không cần phải học nhiều triết lý cao siêu của đạo Phật. Các chiến sĩ tự nhiên không học thức nhiều; điều họ muốn là không rụt rè trước cái chết, là điều mà họ thường trực phải đối diện. Đối với họ, đó là một vấn đề thực tế nhất, và Zen sẵn sàng đương đầu với nó. Có lẽ vì các bậc Đại sư hằng lưu tâm đến các sự việc của cuộc sống, chứ không phải với các ý niệm. Có lẽ họ sẽ nói với một chiến sĩ đến để được khai ngộ về vấn đề sinh tử rằng “Không có sinh cũng như tử ở đây, xéo ngay khỏi phòng ta càng nhanh càng tốt”. Vừa nói họ vừa dùng cây gậy thường mang theo để đuổi chàng đi. Hoặc nếu một chiến sĩ đến gặp một ông thầy : “Con hiện phải vượt qua biến cố gay go nhất đời; con phải làm gì đây? Vị thầy sẽ gầm lên : “Đi thẳng, và chớ có nhìn lại !” Đó là cách các nhà Đại sư về Zen thời phong kiến Nhật dạy dỗ các chiến sĩ.
     
    Zen và kiếm đạo Zen%20DatjMa%28Tamo%29
    Bởi các chiến sĩ thường xuyên tánh mệnh bị đe dọa, và bởi cây kiếm của họ là thứ khí giới duy nhất xoay chuyển số phận họ thành sống hay chết, kiếm thuật đã phát triển tới trình độ tinh luyện cao. Điều đó không lạ, vì thời ấy, Zen có nhiều liên quan đến nghề nghiệp này. Takuan (1575-1645), một trong những khuôn mặt lớn nhất của thế giới Zen thời đại Tokugawa, đã dạy dỗ đầy đủ về Zen cho môn đệ của mình, Yagiu Tajimano-Kami (chết năm 1646), là một kiếm sư cho phủ Lãnh Chúa thời ấy. Dĩ nhiên những điều truyền dạy không liên quan đến những đòn thế của kiếm thuật, mà đến thái độ tinh thần của kiếm sĩ. Một Đại kiếm sư khác thời To kugawa là Miyamoto Musashi (1582-1945) người sáng lập chi phái Nitoryu. Ông không những là một kiếm sĩ Sumiye, và cả hai môn ông đều tài hoa như nhau. Những bức họa của ông có giá trị cao và có “vị Thiền” trong đó. Một trong những câu nói về kiếm nổi tiếng của ông là :
            Dưới lưỡi kiếm giơ cao
           Có địa ngục làm cho người run sợ;
          Nhưng phải tiến,
         Người sẽ đến đất thần tiên.
     
    Không những nhiều liều lĩnh, mà còn tự quên mình, trong đạo Phật đó là trạng thái Phi ngã. Đây là cái ý nghĩa tôn giáo của kiếm thuật. Đó là cách Zen đã thấm nhuần sâu đậm vào đời sống của dân tộc Nhật. Đời sống của họ trong nhiều khía cạnh đặt biệt, luân lý, thực tiễn, thẩm mỹ và đến một giới hạn nào đó của trí tuệ.
     
    Zen và kiếm đạo Mu11
    Bậc lão sư đang say sưa ngắm nhìn hai chú gà trống đá nhau.
    Có lẽ nên coi giáo lý Phi ngã của nhà Phật là phương pháp thực tiễn để giải thích triết lý Vô thức. Vô thức đã lặng lẽ thấm qua ý thức cá nhân dựa theo kinh nghiệm, và bởi nó vận chuyển như vậy, nên ý thức cho nó là một linh hồn tự ngã tự do, vô điều kiện, và thường trực. Nhưng khi quan niệm ấy ảnh hưởng đến ý thức của chúng ta, những hoạt động thật sự tự do của Vô thức gặp phải sự ngăn trở của mọi phía. Về cảm xúc, đó là nguồn gốc của những đau khổ, và đời sống trở nên bất khả. Để duy trì sự bình thản theo cách thực tiễn nhất, đạo Phật dạy chúng ta phải bỏ tư tưởng về linh hồn tự ngã, để giải thoát khỏi sự ràng buộc này, để làm khô nguồn cội chính yếu của mỗi phiền muộn vĩnh viễn này; bởi như vậy vô thức tìm lại sức sáng tạo nguyên thủy của nó. Những Đại sư dường như luôn được nhờ cậy trực tiếp tới vô thức hoàn thành. Không những các biến cố lớn về tinh thần, mà những việc lớn về luân lý, xã hội, và thực tiễn là thành quả của hoạt động tức khắc của vô thức. Phi ngã có nghĩa là hướng sự chú ý của ta tới sự kiện này.
     
    Zen và kiếm đạo Zen4
    Tosukan đang tập trung tinh thần để sử dụng cây gậy của mình
    Đối với tâm trí người Nhật, “Muga” (vô ngã) và “Mushin” (vô tâm) đồng nghĩa với nhau. Khi người ta đạt đến trạng thái “Muga”, trạng thái “Mushin”, Vô tâm được thực hiện. “Muga” là một cái gì y hệt với sự xuất thần trong đó không hề có cảm giác “Tôi đang làm điều ấy”. Cảm giác về “ngã” là một cản trở lớn cho sự thực hiện một công trình. Mặc dầu không có ý thức về ngã chưa chắc đã thực hiện một công trình. Mặc dầu không có ý thức về ngã chưa chắc đã thực hiện được việc gì lớn lao, nhưng có ý thức về nó, nhất lại là nghĩa tự kiêu hoặc tự phụ, tức khắc làm giảm giá, xét về phương diện tinh thần, sự hoàn thành cũng không chắc sẽ đạt đến thành công cuối cùng. Ở đây luôn có dấu vết của cái ngã gắn liền vào nó. Chúng ta theo bản năng quay bỏ nó vì không đến thẳng từ Vô tâm. Mọi vật xuất phát từ Vô ngã dường như quá tầm phán xét của luân lý; nó có cái duyên dáng đặc biệt bởi là tác phẩm đầu tiên của Vô tâm. Vẻ duyên dáng ấy mang chứng cớ của Vô tâm. Mục tiêu của mọi qui luật nghệ thuật ở Nhật xoay quanh vấn đề tự hâm mộ của nó, là điều thực hiện của chính nó. “Muga” hay “Mushin” hay sự không cố gắng như vậy là sự hoàn thiện của nghệ thuật.
     
    Sau đây là đại ý lời dạy về Zen của đại sư Takuan về kiếm thuật truyền thụ cho Tagiu Tajma-no-kami :
     
    “Điều quan trọng nhất trong kiếm thuật là đạt được một thái độ tinh thần gọi là “sự khôn ngoan bất định”. Sự khôn ngoan đó đạt được theo trực giác sau khi tập luyện nhiều. “Bất định” không có nghĩa là cứng chắc, nặng nề, và vô tri như gỗ đá. Nó có nghĩa là sự di động cao độ nhất với một trung tâm bất định. Tinh thần lúc này đến một điểm nhanh lẹ cao nhất, sẵn sàng hướng sự chú ý của nó đến bất cứ nơi nào cần thiết – qua trái, qua phải tới mọi hướng đòi hỏi. Khi sự chú ý của ngươi nhập cuộc và bị cây kiếm của địch thủ tung ra chặn lại, ngươi mất dịp đầu tiên để làm động tác kế tiếp. Ngươi chờ đợi, ngươi suy nghĩ, và trong khi ngươi làm thế, địch thủ của ngươi sẵn sàng đốn hạ ngươi. Việc của ta là không để cho hắn được dịp tốt như vậy. Ngươi phải theo động tác của cây kiếm trong tay địch thủ, để cho tâm trí ngươi tự do làm động tác phản đòn không cần sự can thiệp của ngươi. Ngươi phải xuất thủ khi địch thủ xuất thủ, và kết quả là hắn bại.
     
    “Điều này – thể gọi là thái độ “bất can thiệp” của tinh thần – là yếu tố quan thiết nhất trong kiếm thuật cũng như trong Thiền học. Nếu có một khoảng trống bằng kẽ tóc giữ hai động tác, đó là sự đứt quãng. Khi hai bàn tay vỗ vào nhau, lập tức có tiếng vỗ không cần việc nào khác. Tiếng vỗ không đợi và suy nghĩ trước khi phát ra. Ở đây không có sự trung gian nào, động tác này theo động tác kia không bị gián đoạn vì ý thức của người chủ động. Nếu người bị bối rối và suy nghĩ phải làm gì, thấy địch thủ sắp đốn hạ ngươi, ngươi để cho hắn một khoảng trống, nghĩa là một dịp tốt để chém giết ngươi. Hãy để đòn tự vệ của ngươi theo đòn tấn công không một giây phút gián đoạn, và không hề có hai động tác rời gọi là tấn công và tự vệ, Sự tức tốc của động tác về phía ngươi chắc chắn sẽ kết thúc trong sự bại trận của địch thủ.
    Zen và kiếm đạo Zen3
     
    Nó giống như một con thuyền êm xuôi theo dòng thác; trong Zen, cũng như trong kiếm thuật, người ta đánh giá một tinh thần không do dự, không gián đoạn, không trung gian rất cao.
     
    “Zen có thể so sánh với một ánh chớp hay những tia lửa khi ta quẹt hai viên đá vào nhau. Nếu hiểu điều này theo nghĩa nhanh nhẹn, thì phạm một lỗi đáng buồn. Ý ở đây muốn cho thấy một sự tức tốc của động tác, một động tác không gián đoạn của sinh lực. Khi nào có khoảng trống nhỏ trong sự liên quan với hoàn cảnh, chắc chắn ngươi sẽ mất vị trí của mình. Dĩ nhiên đó không có nghĩa là muốn làm mọi việc một cách cẩu thả hoặc làm lấy rồi trong thời gian ngắn nhất. Nếu có ý muốn đó trong lòng ngươi thì chính sự có mặt của nó là sự gián đoạn. Khi người ta hỏi “Thực tại tối thượng của đạo Phật là gì?”, vị thầy sẽ trả lời không một chút chậm trễ, “Một cành hoa đào” hay “cây trắc bá trong sân nhà”. Có cái gì bất dịch trong đó, cái gì đó, tuy nhiên, tự động di chuyển theo mọi vật hiện diện trước nó. Tấm gương khôn ngoan lập tức phản chiếu chúng từng cái một, nhưng giữ lại mình bất khả xâm phạm và không bị quấy rầy. Người kiếm sĩ phải trau dồi điều đó.
     
    Đời sống không gián đoạn mô tả ở đây cần thiết để giỏi về kiếm là một đời sống không cố gắng hoặc không ham muốn, đó là cái cốt tủy của Bồ tát tính. Nói một cách văn hoa, đó là nghệ thuật làm cho phi nghệ thuật. Người theo đạo Khổng sẽ nói : “Trời nói gì ? Đất nói gì ? Thế mà bốn mùa luôn chuyển và vạn vật cứ tăng trưởng.” Môn đồ của Lão tử sẽ tuyên bố ngược lại : “Lòng từ thiện và chính trực là sản phẩm chế tạo của con người khi chân lý tối thượng không tỏ hiện theo đường lối nó.” Hay : “Nguyên lý vô vị làm cho vạn vật biến dịch.” Hay : “Chỉ bởi cáí trục không quay, nên các cây căm quay tròn.” Tất cả những nhận xét trên đây có ý trình bày rằng trung tâm của sinh trọng lực vẫn bất di, và khi điều đó đã thành công trong việc ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đời sống, dù là nghệ thuật hay thi ca, tôn giáo, kịch nghệ, dù trong đời sống bình lặng và học thức, hay trong một động tác vũ bão, một trạng thái tự phải đạt được, tự trình bày theo cách tinh vi nhất trong đời sống và trong hoạt động của con người.
     
    ĐB

      Hôm nay: Fri May 17, 2024 12:27 am
       

      Cơ quan chủ quản: Cty TNHH Thể dục Thể thao VÕ THUẬT
      ® Không sao chép thông tin từ Forum này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Quản trị Diễn đàn Sơn Long Đường
      © 2016sonlongduong. All Rights Reserved
      Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
      ===

      Đặt quảng cáo của bạn ở đây
      Liên hệ: E-Mail: trungtamthienuy@gmail.com
      Điện thoại:
      Giá thoả thuận
      Kích thước thỏa thuận