Miếng Đòn Định Mệnh
Diễn đàn Nghiên cứu - Ứng dụng Võ thuật Việt Nam

Viện Nghiên cứu-Ứng dụng và Phát triển Võ thuật Sơn Long Đường

Latest topics

» Những cây đại thụ đất võ Tây Sơn
by dotrongluong Tue Oct 11, 2016 10:06 am

» TÌM HIỂU THƠ ĐƯỜNG
by longquyen Mon Sep 26, 2016 12:57 pm

» THƠ ĐƯỜNG VÀ SỰ HƯNG THỊNH CỦA NÓ
by longquyen Thu Sep 22, 2016 12:45 pm

» Luyện Thái Cực Quyền để có thể phòng trị bệnh tật lâu dài
by dotrongluong Thu Sep 22, 2016 9:31 am

» Tập thơ nửa tỷ đồng, thi phẩm hay “thảm họa”?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:49 pm

» Kể từ giờ...
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:05 pm

» NÀNG THƠ TRUNG TRINH
by Hoàng Huy Wed Sep 21, 2016 9:29 am

» Dung Hà: hình xăm bông hồng rỉ máu “ma ám”
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:34 am

» Các mỹ nhân xăm trổ cực sexy
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:31 am

» Brad Pitt và Angelina Jolie ly hôn - cái kết của kẻ "cướp" chồng?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:16 am

» Cảm nhận về võ đức
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:55 pm

» Đại dũng là đức tính cao quý của người dụng võ.
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:53 pm


    Miếng Đòn Định Mệnh

    cungdau1132
    cungdau1132
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 31
    Join date : 23/04/2013

     Miếng Đòn Định Mệnh Empty Miếng Đòn Định Mệnh

    Bài gửi by cungdau1132 Tue Jun 03, 2014 10:50 pm

    Sắp đến mười năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn . Nếu ngược lại hơn 50 năm trước để nghe về nguyên nhân Trịnh Công Sơn đến với âm nhạc do chính em trai nhạc sĩ thuật lại , sẽ có điều phải suy nghĩ nếu ai tin vào chữ Duyên và Nghiệp của Phật giáo . 
     
    Tôi gửi bài nơi đây vì chưa biết nơi nào thích hợp ... Và nếu có môt topic về nhạc Trịnh Công Sơn nơi đây , cho tôi tham gia cùng NHỮNG NGƯỜI BẠN VIỆT MÊ VÕ nhưng cũng yêu thơ nhạc như ai . Cảm ơn .

     
     
    Miếng Đòn Định Mệnh 
     
     
     Miếng Đòn Định Mệnh 080825230746-800-541 
     
    Cú té ngã gần 50 năm trước đã khiến Trịnh Công Sơn nằm liệt, từ bỏ ước mơ võ sư rồi vịn âm thanh đứng dậy.  
     
    Bên cạnh những người bạn thân quây quần trong ngôi nhà lớn đèn đuốc rỡ ràng của gia đình Sacramento, thủ phủ tiểu bang California, Trịnh Quang Hà, em trai kế của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói về "miếng đòn định mệnh" đã đưa Trịnh Công Sơn từ giấc mơ võ sư sang đời nhạc sĩ. 
     
    Thời 1956-1957, cả hai anh em Sơn và Hà (cách nhau hai tuổi) đều học võ thuật tại Huế, quyết chí trở thành thày võ. Trịnh Công Sơn khi ấy chẳng quan tâm về âm nhạc. Theo Trịnh Quang Hà thì "thời anh Sơn đã lớn, 18, 19 tuổi rồi mà chỉ thấy anh mê võ. Nhà có một cây đàn guitar gỗ cũ nhưng mình thấy rất ít khi anh Sơn sờ tới. Anh thường mân mê những cặp găng boxer, tập đi những bài quyền của phái Vovinam, nghiên cứu và luyện võ theo sách nhu đạo. Anh thường xuyên nói chuyện võ với mình chứ không nghe anh nói chuyện nhạc bao giờ". 
     
    Cho đến một hôm, vẫn theo lời kể của Hà, "vào một buổi sáng mùa hè năm 1957, Sơn và Hà dợt nhu đạo với nhau để chuẩn bị thi lên đai "ma-rông" ở sân nhà trên đường Phan Bội Châu (Ngã Giữa Huế). Sau một hồi hai anh em tập dượt, quần thảo thì sự cố xảy ra. Khi Hà dùng sức đưa cú đấm "đơ-dem-ê-côn" thì Sơn cũng dùng hết sức chặn. Hà rị lại, té nhào trên mình Sơn và không cưỡng nổi quán tính của một đường quyền đang chuyển động, cùi chỏ của Hà theo đà ấn xuống, đập một đòn chí mạng vào ngực Sơn. Sơn thổ huyết lai láng (gần cả thau) và nằm ngục ngay tại chỗ" 
     
    Sau biến cố này, Trịnh Công Sơn nằm liệt giường suốt hai năm. Trong suốt cả năm đầu ông phải húp cháo lỏng và ăn uống phải có người đút. Sau mấy tháng nằm liệt giường, Trịnh Công Sơn gượng dậy được thì thú vui của ông là mê mẩn "cây đàn bỏ quên".  
     
    Với kiến thức nhạc lý căn bản trong những năm học trường trung học trường Tây, Trịnh Công Sơn tìm vào thế giới âm thanh như một lối thoát, một khúc quanh, một ngã rẽ tình cờ của thân phận vô thường. 
     
    Ngày rời giường bệnh cũng là ngày mà Trịnh Công Sơn đã "vịn" âm thanh mà đứng dậy. Nhạc Trịnh Công Sơn đã có một đường bay nghệ thuật riêng. Ca từ của Trịnh Công Sơn có mãnh lực diệu kỳ cuốn hút người thưởng ngoạn nghệ thuật.  
     
    Đã nhiều người thắc mắc tại sao người ta vẫn yêu thích ca từ của Trịnh Công Sơn ngay cả khi người ta không hiểu tác giả muốn nói gì. Trong thiền tịnh, người ta "quán" để hiểu tính thật của sự vật. Quán niệm là khước từ phương tiện nghèo nàn và giới hạn của ngôn ngữ để tiếp cận và trực nhận ý nghĩa của sự vật.  
     
    Phải chăng hai năm liệt giường, Trịnh Công Sơn đã quán được ý nghĩa đích thực của ca từ nên đã dùng chữ nghĩa mà không bị cột trói, dính mắc vào hình tướng giả tạm của nó? Trịnh Công Sơn đã thổi hồn phách vào lời nhạc mà không thông qua những khái niệm đời thường của ngôn ngữ. 
     
    Vì thế, Trịnh Công Sơn và ngôn ngữ chỉ có một khi chiến thắng. Khi người ta quên ký hiệu ngôn ngữ để chỉ còn nhớ lời ca của Trịnh Công Sơn được hát lên, tấu lên thành giai điệu đầy ắp, chiếm ngự lòng ta mà không cần phân tích lý luận "Lời buồn thánh", "Cỏ xót xa đưa là gì thì chính là khi Trịnh Công Sơn ca khúc khải hoàn. 
     
    Đời đã và sẽ có bao nhiêu nụ hôn, bao nhiêu miếng đòn, bao nhiêu cuộc hẹn, sự đời biến cố mang tính "định mệnh" làm thay đổi con người và hoàn cảnh như trường hợp Trịnh Công Sơn?  
     
    Hiểu nghệ sĩ nhưng không chủ quan như là nghệ sĩ mới mong giải đáp được câu này. Lời "giải đáp" mới đến chiều nay là một ý nghĩ đơn giản và thực tế sau nụ cười rất hiền và đậm tình tri ngộ của Trịnh Quang Hà, tròn nửa thế kỷ sau ngày đưa võ sĩ Trịnh Công Sơn lên đường thành nhạc sĩ.  
     
     
    Nguồn vnExpress.net  
     
     
     Miếng Đòn Định Mệnh Con_mat-tranh_buu_chi 
    Tranh Bửu Chỉ 
     
    Ca Khúc Con Mắt Còn Lại Do Trịnh Công Sơn Trình Bày (Nhạc Trịnh Công Sơn) :http://espanol.video.yahoo.com/watch/2001945/6405787

      Hôm nay: Mon Apr 29, 2024 8:26 pm
       

      Cơ quan chủ quản: Cty TNHH Thể dục Thể thao VÕ THUẬT
      ® Không sao chép thông tin từ Forum này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Quản trị Diễn đàn Sơn Long Đường
      © 2016sonlongduong. All Rights Reserved
      Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
      ===

      Đặt quảng cáo của bạn ở đây
      Liên hệ: E-Mail: trungtamthienuy@gmail.com
      Điện thoại:
      Giá thoả thuận
      Kích thước thỏa thuận