Theo hiểu biết của em
Diễn đàn Nghiên cứu - Ứng dụng Võ thuật Việt Nam

Viện Nghiên cứu-Ứng dụng và Phát triển Võ thuật Sơn Long Đường

Latest topics

» Những cây đại thụ đất võ Tây Sơn
by dotrongluong Tue Oct 11, 2016 10:06 am

» TÌM HIỂU THƠ ĐƯỜNG
by longquyen Mon Sep 26, 2016 12:57 pm

» THƠ ĐƯỜNG VÀ SỰ HƯNG THỊNH CỦA NÓ
by longquyen Thu Sep 22, 2016 12:45 pm

» Luyện Thái Cực Quyền để có thể phòng trị bệnh tật lâu dài
by dotrongluong Thu Sep 22, 2016 9:31 am

» Tập thơ nửa tỷ đồng, thi phẩm hay “thảm họa”?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:49 pm

» Kể từ giờ...
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:05 pm

» NÀNG THƠ TRUNG TRINH
by Hoàng Huy Wed Sep 21, 2016 9:29 am

» Dung Hà: hình xăm bông hồng rỉ máu “ma ám”
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:34 am

» Các mỹ nhân xăm trổ cực sexy
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:31 am

» Brad Pitt và Angelina Jolie ly hôn - cái kết của kẻ "cướp" chồng?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:16 am

» Cảm nhận về võ đức
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:55 pm

» Đại dũng là đức tính cao quý của người dụng võ.
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:53 pm


    Theo hiểu biết của em

    kinh
    kinh
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 30
    Join date : 11/07/2013

    Theo hiểu biết của em Empty Theo hiểu biết của em

    Bài gửi by kinh Fri Jul 19, 2013 9:57 am

    Theo hiểu biết của em-kẻ hậu sinh: Hê phái Suzucho Karatedo (bây giờ phát triển lớn thành trường phái) khi võ sư Choji Suzuki sáng lập ông đã kế thừa Take No Uchi Ryu nhưng vận dụng sáng tạo khai sinh Suzucho Karatedo rất khoa học được mọi người công nhận bởi một hệ thống quyền thức và kỹ thuật đặc dị có sức thuyết phục và nét đặc trưng của hệ phái này rất coi trọng đối kháng. Choji Suzuki đã ở lại Việt Nam hơn nửa đời người để dựng nghiệp võ nên hệ thống võ thuật của ông rất phù hợp với thể tạng, phong cách người Việt chúng ta và ông đã thành công trong truyền bá. Choji Suzuki là người đặt viên gạch đầu tiên cho nền Karatedo Việt Nam, công lao sáng lập và sự nghiệp võ đạo của ông xứng đáng tầm Tổ sư. Hệ phái này có hệ thống quyền thức rất phong phú, ngoài pho quyền nổi tiếng 9 bài còn có bài quyền chỉ sử dụng hoàn toàn đòn chân (thất truyền ?!!!) Suzucho Karatedo Ryu có môn quy rất nghiêm khắc và có 6 điều tâm niệm. Qua nhiều lần đại hội còn lại 5 điều đã bỏ bớt điều : Không truyền dạy cho người ngoại môn, nhưng vẫn còn điều 4 đó là : Nguyện luôn sống giản dị, trung thực và cao thượng. Đến nay Trưởng tràng Lê Văn Thạnh (không hiểu lí do gì?!!!) không sử dụng điều 4 nữa. Tuy nhiên, nó vẫn còn tồn tại ở nhiều Phân đường Karate truyền thống trong và ngoài nước họ không cho mục đích của Suzucho Karatedo Ryu là thể thao tranh giải mà mục đích của Take No Uchi Ryu (tiền thân của Suzucho Karate Ryu) là Đạo, là con đường để hoàn thiện nhân cách. Ngày xưa, võ sĩ Karate tập luyện trong bí mật nên chỉ mặc quần không mặc áo. Sau đó, các tiền bối đã định hình võ phục Karatedo (Gi) là màu trắng tượng trưng cho ánh sáng, ban ngày, sự quang minh chính trực và tinh khiết, tinh tấn, trong trắng của người Võ sĩ đạo. Tiếp đến là võ sư Funakoshi và võ sư Kano đã phối hợp định dạng hệ thống màu đai và võ phục đã quốc tế hóa. Với văn hóa đạo đức Karatedo các bậc tiền bối của những hệ phái lớn sau này không chế tác thay đổi ý nghĩa màu sắc võ phục (trừ hệ thống võ thuật cổ điển Kobudo áo đen quần trắng). Khi thiết kế phù hiệu trường phái, thầy Choji Suzuki giải thích: Biểu tượng đóa hoa sen sáu cánh ở giữa tượng trưng cho lục hòa và sự giác ngộ. Hai đóa hoa anh đào hai bên tượng trưng cho sự giản dị, tinh khiết. Nắm đấm bên trái mang ý nghĩa luôn nhắc nhở người tập phải có trái tim nhân ái và đối xử công bằng với mọi người. Ngoài ra, nắm đấm còn nhắc nhở môn sinh phải chăm chỉ rèn luyện kỹ thuật bên trái cũng thuận như bên phải. Dưới nắm đấm trái của phù hiệu là hàng chữ nhỏ: Karatedo (không viết tắt KT). Tư liệu của võ sư Phan Chi cũng đáng tin cậy, rất hệ thống nhưng cần bổ sung thêm. Tuy nhiên, cũng là cơ sở giúp chúng ta tiếp tục nghiên cứu để quảng bá. Về việc người đầu tiên mang Karate vào truyền bá tại VN, điều chắc chắn đó là võ sư Choji Suzuki mang vào năm 1944 và dạy võ Karate cho du kích, tự vệ năm 1945 (có ảnh tư liệu). Đến năm 1963 ông mới thành lập Linh Trường Không Thủ Đạo khóa 1 tại Huế dạy người học trò đầu tiên là Nguyễn Nhuận (sau này ông Nhuận mở phân đường Karate Minh Đạo). Học trò thứ 2 là Trần Đình Tùng. Ngô Đồng là học trò thứ 3 của võ sư Suzuki nhưng đã vội "hạ sơn sớm" ông phối hợp võ cổ truyền sáng tác Karate Cương nhu nhưng không có nền tảng và hệ thống khoa học, vay mượn nửa ta nửa Nhật nên rất chậm phát triển (không giống Goju Ryu của Chojun Miyagi nên các học trò ông phải học lại thuật ngữ và hệ thống võ thuật từ Suzucho Karatedo Ryu mới tham gia tranh giải được). Còn Bodankumi là khóa đào tạo cấp tốc ngang cấp đai nâu để bổ sung làm phụ tá huấn luyện viên. Theo truyền thống, trưởng tràng (Bukai) là một chức danh chưởng môn chỉ định một học trò nào đó có điều kiện thuận lợi không bận rộn công việc để trợ giúp điều hành. Nếu công việc trợ giúp quản lí không hiệu quả hoặc gây mất đoàn kết nội bộ trong hệ phái, chưởng môn có thể bãi miễn chức danh này. Hồi đó các học trò của võ sư Suzuki nổi tiếng có tố chất và khả năng thực chiến đáng kể là Nguyễn Nhuận, Khương Công Thêm, Hạ Quốc Huy, Nguyễn Xuân Dũng và Ngô Văn Thanh. Trong hàng học trò sau của võ sư Suzuki, có vs Nguyễn Văn Dũng nổi tiếng phát triển tốt nhưng đồng thời cũng nổi tiếng như "ngụy quân tử", có lẽ vì ông mê truyện chưởng Kim Dung! Sau năm 1975, võ sư Choji Suzuki cùng gia đình hồi hương về Nhật Bản, võ sư Lê Công vào Huế chỉ gặp vs Nguyễn Thành Tự và Đoàn Đình Long thì gặp vs Lê Văn Thạnh để học hỏi Suzucho Karatedo Ryu nhưng đến nay Đoàn Long (vs LV Thạnh đào tạo) vẫn chưa có hệ thống đặc trưng mà chỉ vay mượn ngang tầm phân đường tự phát, chưởng môn tự phong. Nhưng sau đó, vs Lê Công sang Nhật tu nghiệp Shotokan Ryu. Qua thành tựu và thành tích đạt được của ông mang vinh quang về cho đất nước, Lê Công (không quan tâm đẳng cấp cao như nhiều vs khác mà mục tiêu của ông là đào tạo học trò giỏi). Do vậy, ông đã trở thành võ sư xuất sắc "Samurai thời hiện đại", võ sư tiêu biểu tầm quốc tế và chim đầu đàn của Karatedo Việt Nam. Điều đáng trân trọng ghi nhận ở trường phái Suzucho Karatedo là các cao đồ viết sách xuất bản truyền bá Karatedo rất nhiều, đúng là các thế hệ thầy trò ngày xưa đều văn hay võ giỏi!
    Võ sư Hồ Cẩm Ngạc ở Nhật giải ngũ về VN năm 1947 nhưng chỉ dạy Judo mãi đến khi cùng Trần Bá Biện thành lập Hội Sơn Điền năm 1963 mới có Karate và các môn võ khác ở Sài Gòn. Shorin Ryu là trường phái Kobayashi của Chosin Chibana (1885-1969), người sửa lại quyền Pinan đặt tên là Heian có liên quan với hệ phái chúng ta hay không thì cần phải tiếp tục nghiên cứu.

    Kinhdanang

      Hôm nay: Tue May 14, 2024 6:24 pm
       

      Cơ quan chủ quản: Cty TNHH Thể dục Thể thao VÕ THUẬT
      ® Không sao chép thông tin từ Forum này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Quản trị Diễn đàn Sơn Long Đường
      © 2016sonlongduong. All Rights Reserved
      Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
      ===

      Đặt quảng cáo của bạn ở đây
      Liên hệ: E-Mail: trungtamthienuy@gmail.com
      Điện thoại:
      Giá thoả thuận
      Kích thước thỏa thuận