Binh khí Võ cổ truyền - Côn pháp
Diễn đàn Nghiên cứu - Ứng dụng Võ thuật Việt Nam

Viện Nghiên cứu-Ứng dụng và Phát triển Võ thuật Sơn Long Đường

Latest topics

» Những cây đại thụ đất võ Tây Sơn
by dotrongluong Tue Oct 11, 2016 10:06 am

» TÌM HIỂU THƠ ĐƯỜNG
by longquyen Mon Sep 26, 2016 12:57 pm

» THƠ ĐƯỜNG VÀ SỰ HƯNG THỊNH CỦA NÓ
by longquyen Thu Sep 22, 2016 12:45 pm

» Luyện Thái Cực Quyền để có thể phòng trị bệnh tật lâu dài
by dotrongluong Thu Sep 22, 2016 9:31 am

» Tập thơ nửa tỷ đồng, thi phẩm hay “thảm họa”?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:49 pm

» Kể từ giờ...
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:05 pm

» NÀNG THƠ TRUNG TRINH
by Hoàng Huy Wed Sep 21, 2016 9:29 am

» Dung Hà: hình xăm bông hồng rỉ máu “ma ám”
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:34 am

» Các mỹ nhân xăm trổ cực sexy
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:31 am

» Brad Pitt và Angelina Jolie ly hôn - cái kết của kẻ "cướp" chồng?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:16 am

» Cảm nhận về võ đức
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:55 pm

» Đại dũng là đức tính cao quý của người dụng võ.
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:53 pm


    Binh khí Võ cổ truyền - Côn pháp

    Hoàng Huy
    Hoàng Huy
    Webmaster
    Webmaster


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 19/04/2013

    Binh khí Võ cổ truyền - Côn pháp  Empty Binh khí Võ cổ truyền - Côn pháp

    Bài gửi by Hoàng Huy Sun Apr 21, 2013 12:43 am

    Binh khí Võ cổ truyền - Côn pháp  Daophap

    Lịch sử côn lâu đời, trước đây nguyên thủy là công cụ sản xuất, chủ yếu trong xã hội ngày xưa, đồng thời cũng là một loại binh khí dùng chiến đấu sớm nhất trong chiến tranh. Do vậy côn có tên gọi là “bách binh chi tổ”, nghĩa là tổ của trăm binh khí.

    Côn còn được gọi là bổng (bàng, gùn: tiếng Hoa; cudgel, stick, staff: tiếng Anh). Có nhiều lưu phái về côn thuật, vì vậy có nhiều tên gọi và chủng loại khác nhau. Côn có đoản côn, trung côn, tề mi côn, trường côn, đại tiểu tử côn, mẫu tử côn (thiết lĩnh), hổ vĩ côn..., ngoài ra cùng họ với côn cũng phải kể đến lưỡng tiết côn (côn nhị khúc), tam tiết côn (côn tam khúc).

    Côn đánh một vùng rộng, linh hoạt cả hai đầu ngọn và đốc, có khả năng biến hóa được nhiều chiêu thức, hiệu quả và thực dụng. Chiều dài, độ nặng và đường kính thân côn không có quy chuẩn chung, mà theo sở thích và thể tạng của từng người. Tề mi côn cao ngang chân mày, trường côn cao bằng người sử dụng đứng thẳng, đưa ngang cánh tay sang bên, gập khủyu tay lên thành góc 900, côn tính từ mặt đất đến đầu mũi ngón tay. Thi đấu võ thuật hiện đại quy định chung đối với côn là cao bằng người sử dụng.

    Về côn thuật có thể tung cao, nhảy rộng, thấp, bổ, quét, múa hoa, biến hóa, linh hoạt, tiếng gió côn ào ạt, khí thế cực kỳ dũng mãnh. Loại côn lớn ngày xưa khi vũ lộng thì phải có kình lực ở hông, chân và lực ở tay cũng đòi hỏi phải phối hợp, khi tác chiến thực sự thì lấy ưu thế chiều dài, độ lớn và sức nặng để chế ngự đối phương. Nghệ thuật đánh côn yêu cầu tay, mắt, thân pháp, bộ pháp… phải thống nhất hợp điệu, có lợi cho việc nâng cao thể lực, phát triển độ nhanh, sức bền, tạo tinh thần kiên cường, dũng cảm.

    Côn pháp của các danh gia, võ phái phong phú, đa dạng, tuy tên gọi có khác nhau nhưng vẫn có chỗ tương đồng về kỹ pháp và yêu cầu. Pháp đánh côn thì bàn tay, cánh tay phải vê tròn hợp nhất với thân côn, lực thấu ra đầu ngọn côn, tiếng côn rít vù. Múa côn phải dũng mãnh, mau lẹ có lực. Hai tay cầm côn đóng mở, xoay chuyển phải vung tròn tự nhiên.

    Phép cầm côn là để côn ngang, tay phải kể là ngọn từ dưới bám lên, tay trái kể là đốc từ trên bám xuống, thường gọi là tay côn âm dương, tuy nhiên trong chiến đấu thực tế, yêu cầu chiến thuật linh hoạt, cũng có lúc sử dụng kỹ pháp tay côn thuần âm (song âm) như “Chắp thủ song âm bái tầm long thế” trong bài côn Ngũ môn phá trận.

    Côn pháp có đánh, bổ, đập, đâm, thọc, quất, phang, trạng (phất), hất, bật, loang thiên, đỡ, gạt, hoành, bắt, khắc, tạt, tém, loang địa…

    Đối với Võ cổ truyền Việt Nam, trước đây roi là thuật ngữ thường dùng để gọi cho côn như: Roi Thái sơn, Roi Tấn nhất, Roi ngũ môn… hoặc câu ví địa danh nổi tiếng “Roi Thuận Truyền, Quyền An Thái”. Theo nhu cầu thực tế, roi có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, mây, tre, cũng có khi làm bằng kim loại nên có tên là thiết bảng (bổng) “Thiết bảng đả hồng hài” là câu thiệu diễn tả thế đánh của Tôn Ngộ Không tấn công Hồng Hài Nhi là Na Tra. Roi sắt (thiết côn) cũng là binh khí mà Phù Đổng Thiên Vương trong lịch sử Việt Nam dùng đánh giặc Ân.

    Roi chia làm hai loại là roi trường và roi đoản. Roi trường là roi dài gồm hai thứ là roi đấu (trường tiên) dài khoảng 3m và roi chiến (trung bình tiên) dài khoảng 1,5 m. Roi đấu dùng để đánh trên lưng ngựa, sau này roi trường được dùng để phân tài cao, thấp ở đấu trường. Roi chiến dùng để đánh dưới đất gọi là roi bộ chiến và đoản côn là roi ngắn.
    Côn pháp của Võ cổ truyền Bình Định tập theo 12 thế căn bản chia làm 3 nhóm:

    Nhóm 1: Đâm, bắt, lắc, đánh.

    Nhóm 2: Bát, bắt, triệt, chận.

    Nhóm 3: Hoành, khắc, lắc, tém.

    Côn là binh khí thực chiến nên có rất nhiều bài bản. Chương trình huấn luyện thống nhất của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam có bài Thái Sơn côn, tên gọi trước đây là Roi Thái Sơn hoặc Thái Sơn thảo pháp, là bài roi chiến nổi tiếng trong làng võ Tây Sơn - Bình Định - Việt Nam. Bài Thái Sơn côn được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất bình chọn năm 1993 tại thành phố Hồ Chí Minh. Very Happy

      Hôm nay: Sat Apr 27, 2024 1:50 pm
       

      Cơ quan chủ quản: Cty TNHH Thể dục Thể thao VÕ THUẬT
      ® Không sao chép thông tin từ Forum này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Quản trị Diễn đàn Sơn Long Đường
      © 2016sonlongduong. All Rights Reserved
      Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
      ===

      Đặt quảng cáo của bạn ở đây
      Liên hệ: E-Mail: trungtamthienuy@gmail.com
      Điện thoại:
      Giá thoả thuận
      Kích thước thỏa thuận