Người góp phần vinh quang cho võ phái Tân Khánh Bà Trà
Diễn đàn Nghiên cứu - Ứng dụng Võ thuật Việt Nam

Viện Nghiên cứu-Ứng dụng và Phát triển Võ thuật Sơn Long Đường

Latest topics

» Những cây đại thụ đất võ Tây Sơn
by dotrongluong Tue Oct 11, 2016 10:06 am

» TÌM HIỂU THƠ ĐƯỜNG
by longquyen Mon Sep 26, 2016 12:57 pm

» THƠ ĐƯỜNG VÀ SỰ HƯNG THỊNH CỦA NÓ
by longquyen Thu Sep 22, 2016 12:45 pm

» Luyện Thái Cực Quyền để có thể phòng trị bệnh tật lâu dài
by dotrongluong Thu Sep 22, 2016 9:31 am

» Tập thơ nửa tỷ đồng, thi phẩm hay “thảm họa”?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:49 pm

» Kể từ giờ...
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:05 pm

» NÀNG THƠ TRUNG TRINH
by Hoàng Huy Wed Sep 21, 2016 9:29 am

» Dung Hà: hình xăm bông hồng rỉ máu “ma ám”
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:34 am

» Các mỹ nhân xăm trổ cực sexy
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:31 am

» Brad Pitt và Angelina Jolie ly hôn - cái kết của kẻ "cướp" chồng?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:16 am

» Cảm nhận về võ đức
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:55 pm

» Đại dũng là đức tính cao quý của người dụng võ.
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:53 pm


    Người góp phần vinh quang cho võ phái Tân Khánh Bà Trà

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 44
    Join date : 29/03/2013

    Người góp phần vinh quang cho võ phái Tân Khánh Bà Trà  Empty Người góp phần vinh quang cho võ phái Tân Khánh Bà Trà

    Bài gửi by Admin Fri Nov 08, 2013 11:36 am

    VŨ TRƯỜNG-THIỆN TÂM-HỒ TƯỜNG
    Trích “Làng Võ Sài Gòn” năm 2005

     
    Từ làng võ Tân Khánh - Bà Trà 
     
    Người góp phần vinh quang cho võ phái Tân Khánh Bà Trà  Tu%20thien
     
    Ông tên thật là Hồ Văn Lành, sinh năm 1914 (Giáp Dần) tại làng Tân Khánh (nay là thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) chiếc nôi của xứ võ Tân Khánh Bà Trà lừng danh khắp Nam Bộ với những chiến công “đả hổ”  của các bậc tiền bối như: Hai Ất, Ba Giá, Năm Vuông… Nhưng từ thế kỷ qua, giới võ thuật cổ truyền Việt Nam tại Tp. HCM quen gọi là võ sư Từ Thiện.
     
    Xuất thân từ một gia đình lao động nghèo, ngay từ thuở thiếu thời, ông Hồ Văn Lành đã sớm đi làm thuê trong các lò gốm tại quê nhà để nuôi thân và phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, do truyền thống hào hùng của xứ võ Tân Khánh Bà Trà, nhất là uy danh của võ sư tiền bối Võ Văn Ất (Hai Ất), qua thành tích nhiều phen đả hổ, đã thôi thúc Hồ Văn Lành đến với lớp võ Tân Khánh Bà Trà, lúc đó ông mới 14 tuổi và lớp học do người dượng thứ sáu là võ sư Võ Văn Phiên (đệ tử đời thứ hai của Hai Ất ) phụ trách. Vì là cháu cho nên võ sư Võ Văn Phiên đã giảm học phí tập võ còn phân nửa so với mọi người, nhưng ngày nay, mỗi lần nhắc lại, lão võ sư Từ Thiện cho biết rằng số tiền đóng học phí này bằng cả nguyên một tháng lương đi làm thuê ở lò gốm lúc đó của ông!
     
    Chẳng bao lâu, võ sĩ Văn Lành đã nức danh với những pha nhập nội thần tốc, làm nhiều bạn đồng môn nể phục. Từ 20 tuổi trở đi, ông tham gia đoàn võ sĩ xứ Tân Khánh, do cai tổng Thêm làm trưởng đoàn, tham dự võ đài dành cho các võ sĩ khắp miền Đông Nam Bộ. Qua 7 lần thi đấu đều thắng lợi, võ sĩ Văn Lành đã mang vinh quang về cho xứ võ Tân Khánh, đồng thời tạo cho bản thân một bản lĩnh võ công đáng kính nể qua đôi tay biến hóa khôn lường cũng như ngọn đá ngang dũng mãnh.
     
    Năm 1939, võ sĩ Văn Lành mở lớp dạy Tân Khánh Bà Trà, thu hút khá nhiều thanh thiếu niên tại xã nhà và các xã lân cận vào tập luyện. Cũng trong thời gian này, ông học thêm Thiếu Lâm Bạch Hạc, Thiếu Lâm Vịnh Xuân và khoa trật đả với võ sư Huỳnh Bá Phước- người tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Chính thiếu lâm đã giúp ông hoàn thiện giáo trình và giáo án dạy võ, từ đó cũng giúp cho môn Tân Khánh Bà Trà mang tính thực tế và hấp dẫn hơn. Nhắc lại chuyện học thêm võ thiếu lâm, võ sư Từ Thiện cho biết phải xin đến lần thứ ba mới được nhận lời, bởi lúc đó ông, đã là thầy dạy võ Tân Khánh Bà Trà, khá có tiếng rồi! Hai lần đầu xin học, thầy Huỳnh Bá Phước đều từ chối “thầy Út bỏ qua cho. Nghề võ của tôi không đầy lá mít, đâu dám múa rìu qua mắt thợ!”. Nhưng với quyết tâm học hỏi tinh hoa võ thuật Trung Quốc từ người bản xứ, nhất là võ sư này từng trừng trị mấy tên bất lương ở chợ Tân Khánh mà ông may mắn được chứng kiến, nên Văn Lành  vẫn kiên tâm đến xin nhập môn, dù biết rằng môn đệ của Huỳnh Bá Phước đã mai phục tứ phía, sẵn sàng ra tay nếu ông thử nghề sư phụ họ Huỳnh!
    Mang chuông đi đánh xứ người
    Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, võ sư Từ Thiện đã tham gia huấn luyện võ thuật cho “Thanh niên tiền phong” tại quê nhà. Năm 1954, võ sư Từ Thiện được mời truyền dạy môn võ lừng danh của vùng đất đả hổ cho người dân Sài Gòn.
     
    Đầu tiên, võ sư dạy ở vùng Khánh Hội Q4. Năm 1959, ông mới lên dạy võ hẳn ở vùng Cầu Muối Q1 và gia nhập Tổng cuộc quyền thuật miền Nam Việt Nam. Trong những năm đầu tiên đến Sài Gòn, với tinh thần cầu tiến, võ sư lại học hỏi thêm Quyền anh với bằng hữu như Lư Hòa Phát, Denis Minh, Kid Dempsey. Đến năm 1969, ông tham gia sáng lập “Tổng hội võ học miền Nam Việt Nam” nhằm góp phần khôi phục truyền thống hào hùng của võ thuật dân tộc. Các bài quyền và binh khí đang phổ biến hiện nay trong làng võ cổ truyền như: Đồng Nhi Quyền, Tấn Nhất Côn, Tứ Linh Đao đều xuất phát từ phái Tân Khánh Bà Trà.
     
    Thoạt tiên, khi hoạt động võ thuật ở Sài Gòn, ông lấy biệt hiệu là Từ Thiện với mục đích hướng thiện cho mọi người bằng con đường võ thuật, nhất là thanh thiếu niên ở vùng Cầu Muối vốn nổi tiếng du đãng từ lâu. Về tên gọi lớp võ, ông định đặt tên  “Võ đường Tân Khánh” nhưng sau lại thôi, vì sợ làm không xứng đáng cho danh dự của xứ võ quê mình. Cuối cùng, ông chọn biệt hiệu của mình làm tên lớp võ. Cho đến trước năm 1975, võ đường Từ Thiện đã cung cấp cho làng võ các tỉnh phía Nam khoảng 500 võ sĩ. Những võ sĩ nam mang họ Từ và những võ sĩ nữ mang họ Hồ đã sử dụng kỹ thuật Tân Khánh Bà Trà để góp phần tô điểm vinh quang cho xứ võ nổi tiếng của sư phụ. Trong số này, có nhiều võ sĩ đạt thành tích cao trên các võ đài trong và ngoài nước như: Từ Thanh Nghĩa, Từ Trung Tín, Từ Y Văn từng thắng các nhà vô địch Lào, Campuchia, Thái Lan, Hồng Kông,… Hồi đầu thập niên 1970: Từ Thanh Nghĩa và Hồ Ngọc Thọ đoạt huy chương vàng năm 1970 và 1974, Từ Thanh Tòng, Từ Y Tuấn, Từ Hoàng Út, Hồ Thanh Phượng đoạt huy chương bạc các năm 1969, 1970, 1974 và Từ Hoàng Minh đoạt huy chương đồng năm 1974. Các võ sĩ chưa nếm thất bại liên tục trên 10 trận thi đấu võ đài có thể kể đến: Từ Hùng (từng là phó giám đốc sở TDTT Tây Ninh), Hồ Hoàng Thủy, Từ Dũng, Hồ Hoàng Thạnh, Từ Bạch Long, Hồ Tố Nguyệt,…
    Võ đạo song hành với võ thuật
    Võ sư Từ Thiện điềm đạm và ít nói. Trong quá trình hoạt động võ thuật, hai đức tính này đã giúp ông đạt được nhiều thắng lợi. Theo ông, sự điềm đạm ít nói là hệ quả tất yếu của sự rèn luyện võ thuật đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó, ông cũng hiền từ như tên gọi của ông. Nhiều năm cư ngụ tại vùng Cầu Muối, ông không làm phiền bất cứ người láng giềng nào. Nhưng cũng không một tay anh chị nào dám xúc phạm tới ông, bởi bất cứ ai cư ngụ ở đây đều chứng kiến, hay ít nhất là nghe nói đến chuyện ông thầy võ dùng tay không trừng trị những tên cướp giật có vũ khí!. Tuy nhiên hiền từ không có nghĩa là khiếp nhược, bản tính của người Nam Bộ nói chung và dân làng võ nói riêng phải trọng nghĩa, khinh tài, và giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha! Võ sư Từ Thiện vẫn thường  khuyên học trò như vậy.
     
    Bên cạnh hướng dẫn kỹ thuật, võ sư Từ Thiện còn nhắc nhở môn đệ về võ đạo. Bài học đầu tiên của ông đối với học trò là tinh thần uống nước nhớ nguồn, luôn nhớ ơn những bậc tiền bối có công khai sáng và tô bồi cho võ thuật, thể hiện qua nghi thức cúng tổ, quan hệ thầy trò trong võ thuật. Sau đó là lời giảng về cách ứng xử của người võ sinh với đồng môn và mọi người như: không khoe khoang, tự mãn, xem các phái võ như đại gia đình, chỉ dùng võ để tự vệ và giúp đỡ kẻ thế cô…
     
    Thật là thiếu sót khi nói đến võ sư Từ Thiện mà không nhắc đến vợ, bà Nguyễn Thị Năm, một trong những người phụ nữ giỏi võ của xứ võ Tân Khánh Bà Trà. Chính bà đã từng thay chồng dẫn dắt nhiều đoàn võ sĩ tham dự võ đài khắp miền Nam Bộ, gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp. Giới võ thuật thường hay gọi bà là “nữ tướng Tân Khánh”. Hai ông bà có ba người con trai, tất cả được cha truyền dạy võ thuật ngay từ thuở thiếu thời: tuy nhiên, chỉ có người con út là Hồ Văn Tường nối nghiệp cha và đang huấn luyện võ thuật tại nhà văn hóa thanh niên Tp. HCM từ năm 1981 đến nay.
     
    Với đóng góp tích cực cho làng võ miền Nam, võ sư Từ Thiện đã được tặng nhiều bằng khen, danh dự, giấy khen và Uỷ ban TDTT trao tặng huy chương Vì sự nghiệp TDTT hồi tháng 9/2003. Hiện nay, dù sắp bước sang tuổi 92 , ông vẫn luyện võ mỗi ngày, trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật cho các lớp Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà tại Tp.HCM, các tỉnh Nam, Trung Bộ cùng một số cơ sở ở nước ngoài do chính học trò của ông phụ trách, và ông còn là thành viên Ban cố vấn Hội võ cổ truyền Tp. HCM. Song song đó, ông còn chữa trị trật khớp xương, bong gân tại nhà riêng ở Cầu Muối, cũng  như thỉnh thoảng viết một số bài báo về võ thuật. Ông và con trai ông cũng đã xuất bản nhiều sách võ thuật, trong đó có quyển “võ thuật phái Tân Khánh”.
    VT-TT-HT

      Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 8:44 pm
       

      Cơ quan chủ quản: Cty TNHH Thể dục Thể thao VÕ THUẬT
      ® Không sao chép thông tin từ Forum này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Quản trị Diễn đàn Sơn Long Đường
      © 2016sonlongduong. All Rights Reserved
      Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
      ===

      Đặt quảng cáo của bạn ở đây
      Liên hệ: E-Mail: trungtamthienuy@gmail.com
      Điện thoại:
      Giá thoả thuận
      Kích thước thỏa thuận