KÝ ỨC VỀ MỘT NGƯỜI THẦY
Diễn đàn Nghiên cứu - Ứng dụng Võ thuật Việt Nam

Viện Nghiên cứu-Ứng dụng và Phát triển Võ thuật Sơn Long Đường

Latest topics

» Những cây đại thụ đất võ Tây Sơn
by dotrongluong Tue Oct 11, 2016 10:06 am

» TÌM HIỂU THƠ ĐƯỜNG
by longquyen Mon Sep 26, 2016 12:57 pm

» THƠ ĐƯỜNG VÀ SỰ HƯNG THỊNH CỦA NÓ
by longquyen Thu Sep 22, 2016 12:45 pm

» Luyện Thái Cực Quyền để có thể phòng trị bệnh tật lâu dài
by dotrongluong Thu Sep 22, 2016 9:31 am

» Tập thơ nửa tỷ đồng, thi phẩm hay “thảm họa”?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:49 pm

» Kể từ giờ...
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 3:05 pm

» NÀNG THƠ TRUNG TRINH
by Hoàng Huy Wed Sep 21, 2016 9:29 am

» Dung Hà: hình xăm bông hồng rỉ máu “ma ám”
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:34 am

» Các mỹ nhân xăm trổ cực sexy
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:31 am

» Brad Pitt và Angelina Jolie ly hôn - cái kết của kẻ "cướp" chồng?
by My"Sói" Wed Sep 21, 2016 8:16 am

» Cảm nhận về võ đức
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:55 pm

» Đại dũng là đức tính cao quý của người dụng võ.
by Hoàng Huy Tue Sep 20, 2016 10:53 pm


    KÝ ỨC VỀ MỘT NGƯỜI THẦY

    kinh
    kinh
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 30
    Join date : 11/07/2013

    KÝ ỨC VỀ MỘT NGƯỜI THẦY Empty KÝ ỨC VỀ MỘT NGƯỜI THẦY

    Bài gửi by kinh Sat Jul 13, 2013 3:54 pm

    KÝ ỨC VỀ MỘT NGƯỜI THẦY

    Hồi đó vào khoảng năm 1979, tôi sinh ra và lớn lên tại xóm số 3, nay gọi là khu vực 9, thị trấn Phú Lộc. Xóm tôi buồn hắt hiu không có điện và chẳng có đài, nên trong nhóm bạn bè học trò của tôi đặt cho xóm này những cái tên nghe thật hài hước: nào là thành phố tắc kè, nào là thủ đô đom đóm và đêm về có đài phát thanh cú vọ, cộng thêm với lũ dế mèn, châu chấu, ễnh ương đồng thanh réo rắt ca hát với một âm thanh tuyệt diệu của núi rừng. Xóm tôi ở cách chợ Cầu Hai đúng 3 km nên người ta gọi nơi này là xóm số 3. Ở đây dân cư thưa thớt, lác đác với những ngôi nhà nằm rải rác hai bên một con đường độc đạo chạy tuốt và ngoằn ngoèo lên tận thượng nguồn núi Bạch Mã.
    Người dân nơi đây đến từ phía bên kia đầm phá Cầu Hai, đa số ở các xã Vinh Hưng, Vinh Giang và Vinh Mỹ. Do làm ăn không khá nổi nên họ đã qua đây định cư vào thời kỳ Ngô Đình Diệm. Gia đình tôi cũng vậy, mặc dù xóm số 3 rất buồn nhưng nhà tôi đặc biệt lúc nào cũng vui nhờ có đông anh em, thỉnh thoảng các lứa tuổi, nam nữ, già trẻ thường rủ nhau đến nhà tôi chơi cùng vui chuyện trò, nấu chè, làm bánh lọc, còn đám choai choai tụi tôi thì đủ trò chơi dân gian: đuổi bắt, bùng lon, căn cù ù mọi…Tôi còn nhớ khi bọn nhóc chúng tôi đang chơi trốn tìm rượt đuổi bắt nhau trước sân nhà, thấy anh Kỉnh (bây giờ là thầy tôi) bước vào, cả mấy đứa nhỏ tụi tôi cùng vui mừng la lên, quây quần bên anh và yêu cầu anh kể chuyện tiếu lâm mà trước đây anh đã kể cho tụi tôi nghe một lần phải ôm bụng cười lăn lóc. Anh Kỉnh – một con người khác thể với mọi người trong xóm, đặc biệt anh rất vui tính, khiêm tốn và dễ chịu, lúc nào cũng thương yêu, cưng chìu bọn con nít chúng tôi, nên sau khi yêu cầu là anh chúm chím cười tỏ vẻ hiền hòa rồi anh đi vào nội dung câu chuyện. Anh vừa kể vừa pha trò làm cả bọn chúng tôi đứa nào cũng ưa thích, anh kể chuyện này đến chuyện khác, những mẫu chuyện nghịch ngợm, khôi hài cười ra nước mắt khi anh còn là học sinh ở Huế, trú tại Viện Bảo Anh. Anh càng kể chúng tôi càng cười, cười quên cả bữa ăn, chuyện nào nghe cũng hấp dẫn và anh kể cứ liên tu tiếp nối không thôi…
    Dạo ấy anh đi viết vẽ hợp đồng ở ngoài huyện vào, anh thường ghé lại nhà tôi chơi, uống nước chè xanh, hút thuốc lào đề tài là những câu chuyện vu vơ, vui buồn kỷ niệm một thời trai trẻ của anh. Thời ấy, chúng tôi cũng được nghe nhiều người nói về anh là một tay vẽ viết cừ khôi ở Huế về, là phóng viên báo chí đã trải qua một thời. Anh Kỉnh có “hoa tay”, ở xóm số 3, mỗi lần nhà nào có tổ chức đám cưới cho con em đều nhờ tay anh đến cắt dán, trang hoàng trông rất đẹp mắt và rất có ý nghĩa. Bọn tôi dán phụ cùng anh những bức hình đẹp, nào là cô dâu chú rể vinh quy bái tổ, những hình nét chữ “Song hỷ”, hình ảnh tân lang và tân giai nhân song hành trong chiếc váy cưới truyền thống và những cặp lồng đèn được kẻ, vẽ, cắt, dán tượng trưng làm nổi bật cả hôn trường. Ngoài ra, anh còn có biệt tài dẫn chương trình cưới mà nay gọi là MC. Tôi ảnh hưởng ở anh về hội họa, còn về kể chuyện tiếu lâm pha lối, diễn hài của anh là tôi chịu cứng. Tôi còn nhớ lần đó tụi tôi đang say sưa chơi trò ù mọi, anh tiến lại gần và nói với chúng tôi rằng: “Mấy đứa tụi em có biết môn võ Karatedo chưa?” Thật ra tụi tôi mới tuổi lớn lên có biết võ vẽ là gì đâu, không để tụi tôi mất công chờ đợi, anh nhẹ nhàng cởi áo: một bộ ngực căng đầy lực lưỡng, với đôi bắp tay rắn chắc. Anh im lặng đứng nghiêm cúi chào rồi hô to tên bài quyền nghe thật hùng dũng, rồi anh đi một bài quyền có hơn 50 thế võ với những đòn đấm mạnh mẽ, những đòn chém, xỉa vô cùng chuẩn xác; những đòn đá lợi hại, sắc bén, đẹp mắt. Cả bọn chúng tôi ai nấy đều trố mắt nhìn xem vô cùng thích thú và khâm phục. Tôi ngạc nhiên tự hỏi vì sao mấy lâu anh Kỉnh “có võ” mà chẳng ai hay biết gì cả? Thế là trong cả đám bọn tôi có anh Hải, Khuyến, Thức, Điền… và tôi đều được anh huấn luyện võ thuật Karate mỗi buổi chiều ở tại sân vườn nhà tôi. Chỉ sau một thời gian ngắn có một số học sinh từ trên huyện nghe đồn Thầy Kỉnh mở lò dạy võ đã tụ về và một số khác ngoài Cầu Hai vào đây xin nhập môn. Con số võ sinh ngày càng đông. Do đó, sân tập được anh chuyển lên ở sân vườn nhà anh, xa hơn 500m – một sân vườn đất đằm có chu vi khá rộng và có nhiều bóng cây che mát cả ngày.
    Anh Kỉnh tuy dáng vóc không cao nhưng rất mạnh mẽ và nhanh nhẹn, sở hữu một bộ ngực lực lưỡng, khi ra đòn cả tay lẫn chân của anh rất dũng mãnh. Với anh, cứ tưởng là một con người vũ lực nhưng lại có năng khiếu mỹ thuật, anh thường để tóc dài ra dáng một nghệ sĩ có nhiều tài hoa về cả ba mặt: văn – võ – vẽ, theo tôi xét thấy trong vùng rất ít người có được như anh.
    Hồi đó tập võ là cả một vấn đề vô cùng khó khăn cho cả thầy trò chúng tôi. Ai có điều kiện thì có được một bộ đồ võ may bằng vải bột mì, ai khó khăn chưa có võ phục được phép ở trần mặc quần đùi xà lỏn để tập. Việc tập luyện được thầy phân bố giờ tập vào buổi tối thứ hai, thứ tư và thứ sáu từ 17h30’ – 18h30’. Tập chỉ một tiếng đồng hồ là thấm mệt, toát cả mồ hôi. Sau thời gian ba tháng luyện tập, xét thấy chân tay khóa tập có độ nhuần nhuyễn, thầy mới đưa vào khâu tập đấu, cứ đeo Cuki vào, mặt giáp mặt chào nhau, kẻ thủ người tấn công, một đấu một và cũng có khi một đấu hai, đấu ba… Cho đấu tự do, đấu nhiều mới có tiến bộ được. Thầy có quy định thời gian thi lên sắc đai và đẳng cấp qua từng năm tháng rõ ràng. Những ai chuyên cần, kiên nhẫn chịu đựng tập luyện, thành thạo quyền cước, chất lượng đấu pháp và hội đủ thời gian, với bản thân đạo đức tốt thì thầy sẽ thông báo và tổ chức cho thi để lấy chứng thư huyền đai một cách xứng đáng.
    Điều mà tôi nhớ mãi là mỗi lần thầy gọi hai hoặc ba em ra tập đấu cùng thầy. Cả mấy đứa tôi, đứa nào đứa nấy đụng phải xương tay, ống quyển của thầy đều đau đớn, ứa nước mắt, thất hồn sanh. Thầy không tấn công, chỉ đỡ đòn nhưng chúng tôi không chịu nổi…
    Trong giờ dạy, thầy rất nhiệt tình chỉ vẻ phân thế từng bài quyền, ngọn cước cũng như song đấu tự do cho chúng tôi thấy sự lợi hại khi tấn công và phòng ngự vào đối thủ và viết, đọc đòn thế tên gọi thuật ngữ phiên âm Nhật Bản. Không những Thầy Kỉnh dạy võ mà thầy còn đặt nặng việc giáo huấn về Võ Đạo. Thầy rất nghiêm khắc trong giờ tập và thường áp dụng kỷ luật để phạt những đứa học trò có thói quen đùa giỡn, không chăm lo luyện tập nghiêm túc. Nhưng có khi thầy rất vui vẻ, hiền hòa biểu dương những em học sinh giỏi, chuyên cần, có đạo đức tốt và có khi âu yếm ngọt ngào động viên cho những em nào tập yếu nhưng chuyên cần. Dạo nọ, có lần thầy không tiếc công đào tạo một đệ tử có tố chất Võ thuật và năng khiếu huấn luyện viên nhưng Võ đạo thì… thoái hóa, biến chất, ảnh hưởng không tốt đến Suzucho Karatedo Ryu. Bất đắc dĩ thầy phải triệu tập BCH Hội đồng Huyền đai. Qua nhiều phiên họp, tập thể đã kết luận kỷ luật khai trừ và có văn bản thông báo tất cả các võ phái, hệ phái, phân đường không tiếp nhận vì anh này suy thoái đạo đức. Hơn nữa, anh ta tái vi phạm môn quy võ đường nhiều lần không thể sửa chữa được. Tuy vậy, dạo ấy anh em chúng tôi thấy thầy rất buồn. Những phương cách rèn luyện, chỉ đạo thưởng phạt công minh của thầy có tầm nhìn sâu rộng và rất trong sáng không vì lợi ích cá nhân nhỏ nhặt mà phương hại đến việc lớn làm cho chúng tôi ai nấy đều nể phục và rất kính mến thầy.
    Thầy luôn nhắc nhở và dặn dò kỹ càng cho học trò rằng: “Võ trong Đạo và Đạo trong Võ”, ý của thầy dạy: con người nhà võ lấy Võ đức làm đầu, nếu không có Võ đức, Võ đạo, con người ấy sẽ trở thành võ biền, đạo tặc, rất nguy hiểm, gây tác hại cho cộng đồng xã hội.” Thầy còn nói: “Các em phải biết ý thức rèn luyện đạo đức từ trong chính bản thân mình nhân chi sơ tính bổn thiện, đạo đức có ở trong gia đình, đạo đức có ở trường học, cũng như đạo đức có ở ngoài xã hội. Bởi vậy ngoài đời có người vô cảm nhưng cũng nhiều hiệp sĩ bắt cướp. Một môn đồ Karatedo phải làm sao có được hai chữ đạo đức ở trong bốn môi trường ấy mới xứng đáng và không hổ danh là người học trò của thầy!” Nhờ đó, chúng tôi luôn được tiếp thu, nhận thức để hăng say tập luyện. Người ta thường nói tập võ là để rèn luyện cho mình có một sức khỏe tốt để tự vệ chính đáng và bênh vực kẻ yếu đuối hoặc nhiều người xem Karatedo là phương tiện để đạt mục đích là thành tích nên mới ra sức đầu tư ngày đêm tập võ. Nhưng không hẳn thế, rèn luyện Karatedo là để tự chiến thắng mình – có lẽ đó là đẳng cấp cao nhất của một Karateka.
    Karatedo (còn gọi là Không Thủ Đạo) là một môn võ có hệ thống nguyên lý khoa học và rất thực dụng; là một môn võ rèn luyện tay chân trở thành một vũ khí sắc bén để tự vệ nhưng hơn thế nữa đó là un tập Võ đạo – là con đường tu tập chiến thắng những ham muốn của bản thân chúng ta. Nhớ lại sau những năm 1975, việc tập võ đã phải diễn ra trong tình thế khó khăn, gian khổ ở địa phương. Dạo đó, Thầy trò đang say sưa tập luyện, bỗng nghe có tiếng vỗ tay vang lên: “Bốp! Bốp! Bốp!” của một em cảnh giới ra hiệu có người lạ mặt đến! Thầy liền ra lệnh cho đám học trò chạy tản mác ra phía sau vườn, chạy dẫm đạp lên những cây gai “giả đò” đau điếng cả hai bàn chân, kêu trời không thấu! Vì lý do: vào thời điểm đó Thầy chưa được cấp giấy phép như hiện nay, công an địa phương buộc họ phải làm nhiệm vụ và gay gắt như thế. Do Thầy trò chúng tôi rất đam mê, yêu võ nên bất chấp cả tình huống đó.
    Tôi nghĩ: với nhiều khó khăn gian khổ, thiếu thốn mọi bề, từ tinh thần đến vật chất, nhưng Thầy Nguyễn Đình Kỉnh luôn cương quyết vượt khó để thành đạt cái nguyện vọng duy nhất của thầy là làm sao được gần gũi với lớp trẻ để cùng rèn luyện sức khỏe và tinh thần trong môn võ Karatedo, đồng thời giáo dục hướng thiện về mặt đạo đức cho con em địa phương để sau này các em sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội. Đó là ước mơ của thầy.
    Đúng, thầy Kỉnh rất có bản lĩnh của một con người nhà võ can đảm, mạnh dạn, trong sáng, tâm lý, quyết đoán, trung thực và kiên trì để phát triển nên có được một phong trào Karatedo rộng khắp vào thời khó khăn đó. Đến nay, với tư cách là người sáng lập Phân đường Bạch Mã và Trưởng môn Karatedo Huyện Phú Lộc, noi gương Tổ sư Choji Suzuki, Thầy Nguyễn Đình Kỉnh đã đem hạt giống Karatedo gieo khắp trên vùng đất quê hương Phú Lộc Thừa Thiên Huế và lan tỏa khắp mọi nơi.
    Riêng đối với bản thân, tôi rất lấy làm tự hào và vinh dự là một môn đệ của thầy, một thành viên trong Bộ môn Karatedo Phú Lộc. Nay là Võ đường Karatedo Bạch Mã – Shiro Uma Dojo, một võ đường mang đặc trưng truyền thống Nhật Bản và được Chưởng môn đời thứ hai Tokuo Suzuki ấn ký quyết định. Hơn thế nữa, Thầy còn được Chưởng môn xét qua quá trình phấn đấu, đạt đến trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, tích cực đóng góp làm cho phong trào Suzucho Karatedo phát triển, đạt được những thành quả khả quan, được Chưởng môn khen thưởng và phong thầy lên Huyền đai Đệ Thất đẳng ký ngày 22 tháng 12 năm 2011 tại Nhật Bản.
    Về cuộc sống đời thường, tôi rất có ấn tượng về Thầy Nguyễn Đình Kỉnh, thầy không mê thú vui tầm thường như đá gà, săn thú, bắt bướm, chơi chó, bẩy chim; cũng không thích tranh luận hơn thua võ vẽ với ai mà chỉ thích đọc sách, nghiên cứu võ học và đàm đạo với người hiểu biết thế sự. Theo tôi, thầy không những là một võ sư có tài đức trong làng Karatedo Việt Nam mà còn là con người tiêu biểu của Võ đạo. Đã trải qua hàng chục năm, nay tôi đã có vợ và hai con trai. Hiện nay cả hai đứa đều được tiếp nối con đường võ đạo của tôi. Đứa anh tên là Đoàn Trần Thiên Sơn (đai nâu), đứa em là Đoàn Trần Trúc Lâm (đai xanh). Cả hai đều là môn sinh của thầy. Tôi hy vọng trong tương lai không xa, sự phát triển vượt bật của Karatedo - môn võ khoa học hiện đại của nghệ thuật tự vệ thực dụng được rất nhiều người trên thế giới ngưỡng mộ, ủng hộ. Tôi chỉ ước ao và mong sao cho thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dẫn dắt và truyền thụ nền tảng đạo lý môn võ Karatedo được thấm sâu vào lớp trẻ của đất nước chúng ta.


    Mùa xuân, 2013
    Đoàn Xí

      Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 10:40 pm
       

      Cơ quan chủ quản: Cty TNHH Thể dục Thể thao VÕ THUẬT
      ® Không sao chép thông tin từ Forum này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Quản trị Diễn đàn Sơn Long Đường
      © 2016sonlongduong. All Rights Reserved
      Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
      ===

      Đặt quảng cáo của bạn ở đây
      Liên hệ: E-Mail: trungtamthienuy@gmail.com
      Điện thoại:
      Giá thoả thuận
      Kích thước thỏa thuận